Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi:
1/ Cho vôi sống ( CaO) vào nước, sau đó cho quỳ tím vào dd thu được.
2/ Dẫn luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit.
3/ Cho Natri vào nước.
4/ đốt cháy sắt trong bình chứa khí oxi.
5/ Cho magie vào dd axit sunfuric.
6/ Đốt cháy photpho trong bình chứa khí oxi.
7/ Đốt cháy khí hiđro.
8/ Cho kẽm vào axit clohiđric.
9/ Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa khí oxi.
10 / Dẫn luống khí hidro đi qua bột CuO đun nóng
$1/CaO+H2O→Ca(OH)_2$
Phản ứng toả nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng Canxi oxit (CaO) tan dần trong nước.
$2/H2+CuO\overset{t^o}\to H2O+Cu$
Khi đốt nóng tới khoảng 400 độ C: Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước.
$3/Na+H2O→2NaOH+H2↑$
Natri phản ứng với nước, nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Mẫu Na tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt. Làm bay hơi nước của dung dịch tạo thành, sẽ được một chất rắn trắng, đó là Natri Hidroxit NaO
$4/3Fe+2O2\overset{t^o}\to Fe3O4$
Khi mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng cói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hoá học là Fe3O4 thường được gọi là oxit sắt từ. Màu trắng xám của Sắt (Fe) dần chuyển sang màu nâu thành hợp chất Oxit sắt từ (Fe3O4).
$5/Mg+H2SO4→MgSO4+H2↑$
Sủi bọt khí
$6/4P+5O2\overset{t^o}\to 2P2O5$
Photpho cháy mạnh trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit và có công thức hoá học là P2O5
$7/2H2+O2\overset{t^o}\to 2H2O$
$8/Zn+2HCl→ZnCl_2+H_2↑$
Chất rắn màu xám sẫm Kẽm (Zn) tan dần và xuất hiện bọt khí do khí Hidro (H2) tạo thành.
$9/S+O2\overset{t^o}\to SO2$
Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 (còn gọi là khí sunfurơ) và rất ít lưu huỳnh trioxit (SO3). Chất rắn màu vàng Lưu huỳnh (S) dần chuyển sang thể hơi.
$10/H2+CuO\overset{t^o}\to Cu+H2O$
Khi đốt nóng tới khoảng 400 độ C: Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1/ Có hơi nước bốc lên do phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng ít tan trong nước và quỳ tím sẽ hóa xanh
CaO + H2O –> Ca(OH)2
2/ Bột đồng (II) oxit từ màu đen chuyển sang màu đỏ gạch và có những giọtnước bám quanh thành ống nghiệm (do hơi nước từ phản ứng ngưng tụ)
CuO + H2 —> H2O + Cu
3/ Natri tan dần, phản ứng xảy ra mãnh liệt, sủi bọt khí
Na + H2O –> NaOH + 1/2H2
4/ Thanh sắt có màu trắng bạc sẽ bốc cháy mãnh liệt trong bình oxi và xuất hiệ chất rắn màu nâu đen
3Fe + 2O2 –> Fe3O4
5/ Magie tan dần trong dd H2SO4 và có bọt khí bám quang thanh Magie và thoát ra
Mg + H2SO4 –> MgSO4 + H2
6/ Phốt pho từ màu đỏ sẽ bùng cháy trong bình oxi với ngọn lửa sáng chói và tạo thành chất rắn màu trắng
4P + 5O2—> 2P2O5
7/ Tạo ngọn lửa màu xanh dương (đốt cháy, còn + O2 thì sẽ có hỗn hợp nổ to với pt 2H2 + O2 –> 2H2O)
8/ Thanh kẽm tan dần và có bọt khí bám xung quanh thanh kẽm và thoát ra
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2
9/ Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2
S + O2 —> SO2
10/
Bột đồng (II) oxit từ màu đen chuyển sang màu đỏ gạch và có những giọtnước bám quanh thành ống nghiệm (do hơi nước từ phản ứng ngưng tụ)
CuO + H2 —> H2O + Cu