Nêu hoàn cảnh , diễn biến ,kết quả ,ý nghĩa của chiến dịch 60 ngày đêm
0 bình luận về “Nêu hoàn cảnh , diễn biến ,kết quả ,ý nghĩa của chiến dịch 60 ngày đêm”
Những diễn biến chính trong 60 ngày đêm “giam chân” địch ở Hà Nội
Từ cuối tháng 11/1946, quân Pháp huy động khoảng 6.500 quân, 40 xe tăng, 19 máy bay và hàng trăm xe quân sự, đóng ở một số cứ điểm quan trọng, như: thành Hà Nội, phủ toàn quyền cũ, nhà thương Đồn Thủy, sân bay Gia Lâm,…Những ngày đầu cuộc kháng chiến, chúng ta tập trung đánh Bắc Bộ phủ. Vệ quốc đoàn và công nhân đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 4 xe tăng và xe bọc thép. Thời gian tiếp theo, quân Pháp thường xuyên tăng cường vũ khí và cơ giới, chiếm một số cứ điểm quan trọng, phá vỡ vòng vây của quân ta ở các cửa ô và nội thành, trừ Liên khu I (trung tâm Hà Nội).
Cuộc chiến đấu trong 60 ngày đêm vô cùng ác liệt, anh dũng của quân dân Hà Nội chống lại đội quân thiện chiến của Pháp với vũ khí hiện đại. Lúc đó, ta chỉ có khoảng 2.000 cây súng, mỗi tiểu đoàn có 2-3 khẩu trung liên, 2-3 khẩu tiểu liên và carbin còn lại toàn là súng trường mà cũng không đủ, đạn thì thiếu và “thối” nhiều, lựu đạn cũng ít, bom thì một số không nổ. Mỗi tiểu đội chỉ có 3 – 4 khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu. Quân ta dùng chai xăng crếp để đánh xe tăng, dùng chai sỏi, chai vôi bột để đánh bộ binh, dùng pháo đùng, pháo tép để nghi binh,… Khi quân Pháp tấn công ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà Bưu điện, Bắc Bộ phủ, Tổng chỉ huy và doanh trại Vệ quốc đoàn, Sở chỉ huy tự vệ,… ở đâu chúng cũng gặp phải sức chống trả quyết liệt của quân ta.
Ban ngày quân Pháp đánh ta, còn khi xẩm tối và đêm khuya ta đánh và quấy phá quân Pháp. Lực lượng ta ở Liên khu I trong vòng vây đánh ra, còn Liên khu II và III đánh vào tạo thành thế “gọng kìm”. Nhiều trận đánh lớn diễn ra rất ác liệt, ta và quân Pháp giành nhau từng bờ tường, góc phố, đóng xen kẽ chỉ cách nhau 3 đến 5 nhà, hoặc quân ta ở dãy số lẻ, quân Pháp ở số chẵn như ở Hàng Giấy, Hàng Khoai…
Từ ngày 19/12/1946, quân Pháp tăng cường bủa vây Liên khu I, liên tiếp tấn công từ ô Yên Phụ nối với Ngọc Hà, Kim Mã, Thụy Khuê, ngã tư Kim Liên, ô cầu Dền,… hòng cô lập quân ta ở các phố Đồng Xuân, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hà, Long Biên,… Đến cuối tháng 12/1946, trên cả ba liên khu (I, II, III) đã diễn ra 47 trận chiến đấu quyết liệt; ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp.
Từ sau ngày 6/1/1947, quân ta đánh tan cuộc tiến công quy mô lớn của địch ở hai hướng Giảng Võ và ô Chợ Dừa. Từ ngày 6/2/1947, quân Pháp tổng công kích Liên khu I hòng vây ép quân ta. Ta quần nhau với giặc ở từng ngôi nhà, góc phố với nhiều trận giáp lá cà vô cùng ác liệt. Trong các ngày 11, 12, 13/2/1947, địch ném bom liên tiếp vào khu chợ Đồng Xuân và các phố Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Bạc, Mã Mây,…Giao thừa năm Đinh Hợi (22/11/1947), một số cảm tử bom bơi ra cắm cờ lên tháp Rùa; khắp nơi quân ta đồng loạt tập kích vào các vị trí. Tiểu đoàn quyết tử 101 của Trung đoàn Thủ Đô sau 57 ngày đêm chiến đấu giữ Liên khu I, quân số chỉ còn 130 người nhưng vẫn quyết giữ vững các vị trí chiến đấu.
Rạng sáng 14/2, máy bay Pháp tiếp tục ném bom, bắn phá chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh. Với tinh thần quyết tử, Tiểu đoàn 101 đánh trả rất quyết liệt, lính Pháp cứ vào được chợ lại phải rút ra. Khi xe tăng Pháp tiến vào chợ, quân cảm tử từ các quầy hàng chờ cho xe tăng đi qua, bộ binh vừa tới thì xông ra đánh giáp lá cà. Cuộc chiến trong chợ diễn ra vô cùng ác liệt, kéo dài đến 1 giờ sáng hôm sau, quân Pháp bị đẩy lui. Ngày 15/2/1947, các lực lượng chiến đấu tại Liên khu I được lệnh rút khỏi Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với quân Pháp. Đêm 17 rạng sáng ngày 18/12/1947, Trung đoàn Thủ đô đã bí mật, an toàn rút khỏi Hà Nội.
Mặc dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại kẻ địch tinh nhuệ được vũ trang hiện đại, chiến đấu ác liệt trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, nhiều ngày phải nhịn ăn, nhiều cán bộ chiến sỹ đã hy sinh anh dũng, nhưng với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, bất khuất, kiên cường, sáng tạo, các chiến sỹ ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trung ương giao, kìm chân địch trong hai tháng (từ 19/12/1946-18/2/1947), tạo thời gian để Chính phủ, các cơ quan Trung ương rút ra và tổ chức kháng chiến lâu dài.
Sau khi chính quyền lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố Việt Nam độc lập, Đế quốc Thực dân Pháp, dưới danh nghĩa lực lượng Đồng Minh, tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật nhưng kỳ thực với mưu đồ tái chiếm thuộc địa. Chính quyền Việt Nam đã cố gắng hòa hoãn, nhưng cục diện càng lúc càng căng thẳng.
Diễn biến
12 giờ. Một trung đội gồm tự vệ, Vệ quốc đoàn do Vũ Yên và Hoàng Phương được cử đi diệt các toán thổ phỉ. Báo Quyết Chiến ra, được dân chúng hết sức hoan nghênh, bộ đội cũng chiếm lại phố Khúc Hạo ở chợ Đồng Xuân. Phi cơ Spitfire của Pháp lại đến nã liên thanh trong suốt nửa giờ, bộ đội bắn trả lại. Pháp tấn công Thị chính dữ dội bằng trọng pháo, súng từ Nhà thờ Lớn bắn ra. Quân Pháp không vào nổi.14 giờ. Ở Hà Trung có 3 chiến xa của Pháp đến, tự vệ và công binh dùng xẻng cuốc và lựu đạn diệt được 15 quân Pháp, quân Pháp bắn ra Hàng Phèn.16 giờ. Quân Pháp đổ bộ một ca nô ở bờ sông Nhà Dầu. Thổ phỉ mặc giả Vệ quốc đoàn vào, bộ đội bắn ra.18 giờ. Hai tiểu đội bộ đội đi phá vây đầu cầu Long Biên.19 giờ. Nhận được mệnh lệnh đi lấy gạo tiếp tế có Vệ quốc đoàn đi hộ vệ. Pháp đốt xung quanh thành phố đỏ rực sáng như ban ngày, khói lửa ngút trời.21 giờ. Một tiểu đội quân Việt Minh xung phong đi tấn công đầu cầu Long Biên.
Từ 21 tháng 12 năm 1946, quân Pháp vây bốn mặt Liên khu I (khu trung tâm của Hà Nội). Với chủ trương không phá vây rút ra ngoài, bộ đội trụ lại chờ quân Pháp đến để tiêu diệt. Pháp một mặt khép vòng vây, một mặt đánh lấn ra xung quanh, cắt đứt viện trợ từ bên ngoài hòng cô lập dân quân Việt Minh ở các phố Đồng Xuân, Đông Thành, Hoàn Kiếm, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hà, Long Biên và vùng bãi giữa Sông Hồng… Tiếp đó, quân Pháp liên tiếp mở các cuộc tấn công vào vành đai thành phố từ các cửa ô hình thành thế gọng kìm từ ô Yên Phụ nối với Ngọc Hà, Kim Mã, Thụy Khuê, ngã tư Kim Liên, Ô Cầu Dền… Các trận giao tranh rất dữ dội ở phố Hàng Da (ngày 22/12), phố Lò Lợn, chợ Hôm (ngày 23/12), phố Hàng Bông (24/12), đường Đại Cồ Việt (ngày 25/12), cửa ô Cầu Dền (26/12)…
Kết quả
Với quân số chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang tối tân của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng đã là một kỳ tích cho quân đội non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dù chịu nhiều tổn thất về sinh mạng, quyết tử quân Việt Nam đã thực thi chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp rất ngoạn mục, tạo thời gian để ban lãnh đạo Việt Minh rút đi và hoạch định một cuộc chiến tranh trường kỳ, làm thất bại quyết sách đánh nhanh diệt gọn của phía Pháp.
Những diễn biến chính trong 60 ngày đêm “giam chân” địch ở Hà Nội
Từ cuối tháng 11/1946, quân Pháp huy động khoảng 6.500 quân, 40 xe tăng, 19 máy bay và hàng trăm xe quân sự, đóng ở một số cứ điểm quan trọng, như: thành Hà Nội, phủ toàn quyền cũ, nhà thương Đồn Thủy, sân bay Gia Lâm,…Những ngày đầu cuộc kháng chiến, chúng ta tập trung đánh Bắc Bộ phủ. Vệ quốc đoàn và công nhân đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 4 xe tăng và xe bọc thép. Thời gian tiếp theo, quân Pháp thường xuyên tăng cường vũ khí và cơ giới, chiếm một số cứ điểm quan trọng, phá vỡ vòng vây của quân ta ở các cửa ô và nội thành, trừ Liên khu I (trung tâm Hà Nội).
Cuộc chiến đấu trong 60 ngày đêm vô cùng ác liệt, anh dũng của quân dân Hà Nội chống lại đội quân thiện chiến của Pháp với vũ khí hiện đại. Lúc đó, ta chỉ có khoảng 2.000 cây súng, mỗi tiểu đoàn có 2-3 khẩu trung liên, 2-3 khẩu tiểu liên và carbin còn lại toàn là súng trường mà cũng không đủ, đạn thì thiếu và “thối” nhiều, lựu đạn cũng ít, bom thì một số không nổ. Mỗi tiểu đội chỉ có 3 – 4 khẩu súng trường, còn hầu hết là mã tấu. Quân ta dùng chai xăng crếp để đánh xe tăng, dùng chai sỏi, chai vôi bột để đánh bộ binh, dùng pháo đùng, pháo tép để nghi binh,… Khi quân Pháp tấn công ga Hà Nội, cầu Long Biên, nhà Bưu điện, Bắc Bộ phủ, Tổng chỉ huy và doanh trại Vệ quốc đoàn, Sở chỉ huy tự vệ,… ở đâu chúng cũng gặp phải sức chống trả quyết liệt của quân ta.
Ban ngày quân Pháp đánh ta, còn khi xẩm tối và đêm khuya ta đánh và quấy phá quân Pháp. Lực lượng ta ở Liên khu I trong vòng vây đánh ra, còn Liên khu II và III đánh vào tạo thành thế “gọng kìm”. Nhiều trận đánh lớn diễn ra rất ác liệt, ta và quân Pháp giành nhau từng bờ tường, góc phố, đóng xen kẽ chỉ cách nhau 3 đến 5 nhà, hoặc quân ta ở dãy số lẻ, quân Pháp ở số chẵn như ở Hàng Giấy, Hàng Khoai…
Từ ngày 19/12/1946, quân Pháp tăng cường bủa vây Liên khu I, liên tiếp tấn công từ ô Yên Phụ nối với Ngọc Hà, Kim Mã, Thụy Khuê, ngã tư Kim Liên, ô cầu Dền,… hòng cô lập quân ta ở các phố Đồng Xuân, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hà, Long Biên,… Đến cuối tháng 12/1946, trên cả ba liên khu (I, II, III) đã diễn ra 47 trận chiến đấu quyết liệt; ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp.
Từ sau ngày 6/1/1947, quân ta đánh tan cuộc tiến công quy mô lớn của địch ở hai hướng Giảng Võ và ô Chợ Dừa. Từ ngày 6/2/1947, quân Pháp tổng công kích Liên khu I hòng vây ép quân ta. Ta quần nhau với giặc ở từng ngôi nhà, góc phố với nhiều trận giáp lá cà vô cùng ác liệt. Trong các ngày 11, 12, 13/2/1947, địch ném bom liên tiếp vào khu chợ Đồng Xuân và các phố Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Đường, Hàng Bạc, Mã Mây,…Giao thừa năm Đinh Hợi (22/11/1947), một số cảm tử bom bơi ra cắm cờ lên tháp Rùa; khắp nơi quân ta đồng loạt tập kích vào các vị trí. Tiểu đoàn quyết tử 101 của Trung đoàn Thủ Đô sau 57 ngày đêm chiến đấu giữ Liên khu I, quân số chỉ còn 130 người nhưng vẫn quyết giữ vững các vị trí chiến đấu.
Rạng sáng 14/2, máy bay Pháp tiếp tục ném bom, bắn phá chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh. Với tinh thần quyết tử, Tiểu đoàn 101 đánh trả rất quyết liệt, lính Pháp cứ vào được chợ lại phải rút ra. Khi xe tăng Pháp tiến vào chợ, quân cảm tử từ các quầy hàng chờ cho xe tăng đi qua, bộ binh vừa tới thì xông ra đánh giáp lá cà. Cuộc chiến trong chợ diễn ra vô cùng ác liệt, kéo dài đến 1 giờ sáng hôm sau, quân Pháp bị đẩy lui. Ngày 15/2/1947, các lực lượng chiến đấu tại Liên khu I được lệnh rút khỏi Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với quân Pháp. Đêm 17 rạng sáng ngày 18/12/1947, Trung đoàn Thủ đô đã bí mật, an toàn rút khỏi Hà Nội.
Mặc dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại kẻ địch tinh nhuệ được vũ trang hiện đại, chiến đấu ác liệt trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, nhiều ngày phải nhịn ăn, nhiều cán bộ chiến sỹ đã hy sinh anh dũng, nhưng với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, bất khuất, kiên cường, sáng tạo, các chiến sỹ ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trung ương giao, kìm chân địch trong hai tháng (từ 19/12/1946-18/2/1947), tạo thời gian để Chính phủ, các cơ quan Trung ương rút ra và tổ chức kháng chiến lâu dài.
Sau khi chính quyền lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố Việt Nam độc lập, Đế quốc Thực dân Pháp, dưới danh nghĩa lực lượng Đồng Minh, tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật nhưng kỳ thực với mưu đồ tái chiếm thuộc địa. Chính quyền Việt Nam đã cố gắng hòa hoãn, nhưng cục diện càng lúc càng căng thẳng.
Diễn biến
12 giờ. Một trung đội gồm tự vệ, Vệ quốc đoàn do Vũ Yên và Hoàng Phương được cử đi diệt các toán thổ phỉ. Báo Quyết Chiến ra, được dân chúng hết sức hoan nghênh, bộ đội cũng chiếm lại phố Khúc Hạo ở chợ Đồng Xuân. Phi cơ Spitfire của Pháp lại đến nã liên thanh trong suốt nửa giờ, bộ đội bắn trả lại. Pháp tấn công Thị chính dữ dội bằng trọng pháo, súng từ Nhà thờ Lớn bắn ra. Quân Pháp không vào nổi.14 giờ. Ở Hà Trung có 3 chiến xa của Pháp đến, tự vệ và công binh dùng xẻng cuốc và lựu đạn diệt được 15 quân Pháp, quân Pháp bắn ra Hàng Phèn.16 giờ. Quân Pháp đổ bộ một ca nô ở bờ sông Nhà Dầu. Thổ phỉ mặc giả Vệ quốc đoàn vào, bộ đội bắn ra.18 giờ. Hai tiểu đội bộ đội đi phá vây đầu cầu Long Biên.19 giờ. Nhận được mệnh lệnh đi lấy gạo tiếp tế có Vệ quốc đoàn đi hộ vệ. Pháp đốt xung quanh thành phố đỏ rực sáng như ban ngày, khói lửa ngút trời.21 giờ. Một tiểu đội quân Việt Minh xung phong đi tấn công đầu cầu Long Biên.
Từ 21 tháng 12 năm 1946, quân Pháp vây bốn mặt Liên khu I (khu trung tâm của Hà Nội). Với chủ trương không phá vây rút ra ngoài, bộ đội trụ lại chờ quân Pháp đến để tiêu diệt. Pháp một mặt khép vòng vây, một mặt đánh lấn ra xung quanh, cắt đứt viện trợ từ bên ngoài hòng cô lập dân quân Việt Minh ở các phố Đồng Xuân, Đông Thành, Hoàn Kiếm, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hà, Long Biên và vùng bãi giữa Sông Hồng… Tiếp đó, quân Pháp liên tiếp mở các cuộc tấn công vào vành đai thành phố từ các cửa ô hình thành thế gọng kìm từ ô Yên Phụ nối với Ngọc Hà, Kim Mã, Thụy Khuê, ngã tư Kim Liên, Ô Cầu Dền… Các trận giao tranh rất dữ dội ở phố Hàng Da (ngày 22/12), phố Lò Lợn, chợ Hôm (ngày 23/12), phố Hàng Bông (24/12), đường Đại Cồ Việt (ngày 25/12), cửa ô Cầu Dền (26/12)…
Kết quả
Với quân số chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang tối tân của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng đã là một kỳ tích cho quân đội non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dù chịu nhiều tổn thất về sinh mạng, quyết tử quân Việt Nam đã thực thi chiến thuật chiến tranh đô thị cầm chân quân Pháp rất ngoạn mục, tạo thời gian để ban lãnh đạo Việt Minh rút đi và hoạch định một cuộc chiến tranh trường kỳ, làm thất bại quyết sách đánh nhanh diệt gọn của phía Pháp.