0 bình luận về “nêu hoạt động nhiệm vụ của con tàu không số”
Lật giở từng trang sử hào hùng của dân tộc. Năm 1959, thực hiện chủ trương giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, ngay sau việc thành lập Ðoàn 559 (Ðoàn quân mở đường vượt Trường Sơn vào nam chiến đấu, tháng 5-1959, đó là đường mòn Hồ Chí Minh), tháng 7-1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Ðoàn 759 (Ðoàn vận chuyển vũ khí vào nam trên Biển Ðông, đó là con đường Hồ Chí Minh trên biển).
Sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam ra đời (năm 1960), trước nhu cầu cần vũ khí của cách mạng miền nam, cuối năm 1961, đầu năm 1962, năm đội thuyền từ Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa lần lượt ra bắc để vận chuyển vũ khí về cho quê hương.
Chuyến đi của tàu gỗ gắn máy Phương Ðông 1 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên cùng 11 chiến sĩ cảm tử “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mang theo lời hứa thiêng liêng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có được sự chờ mong từng giờ, từng phút của Quân ủy Trung ương. Chuyến đi thành công của tàu Phương Ðông 1 là khởi đầu cho việc khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng suốt khi mở con đường huyền thoại trên Biển Ðông, với biết bao kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Tiếp theo đó, các con tàu Phương Ðông 2, Phương Ðông 3 và Phương Ðông 4 lần lượt xuất phát, hướng vào nam, đưa hàng cập bến các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa… Tại đây, vũ khí được lực lượng chờ sẵn ở bến của Ðoàn 962, Quân khu 9 tiếp nhận và đưa tới các chiến trường. Các chuyến đi đều giữ được bí mật, an toàn, củng cố niềm tin của nhân dân miền nam vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Những năm 1963-1964, phong trào cách mạng miền nam phát triển mạnh mẽ, để đáp ứng yêu cầu của chiến trường, Xưởng đóng tàu 3 Hải Phòng đóng mới những con tàu sắt, trọng tải lớn hơn, có thể đi biển xa hơn trong mọi thời tiết, phục vụ công tác vận chuyển. Ngày 17-3-1963, chuyến tàu sắt đầu tiên do Thuyền trưởng Ðinh Ðạt chỉ huy chở 44 tấn vũ khí lên đường, đến đêm 23 rạng sáng 24-3 cập bến Bát Sát (Trà Vinh). Chuyến đi thành công trước sự ngỡ ngàng của quân và dân Trà Vinh. Chiến công này đã có sự đóng góp lớn lao của tập thể Xưởng đóng tàu 3 Hải Phòng. Chỉ trong một năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn về phương tiện, trang bị, nhưng
Xưởng đóng tàu 3 đã tích cực, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành 10 con tàu sắt bàn giao cho Ðoàn 759. Ðây là dấu hiệu mở màn cho giai đoạn phát triển nhảy vọt của công tác vận chuyển quân sự trên biển.
Ðể đáp ứng yêu cầu vận chuyển của những tàu trọng tải lớn, ngày 15-4-1963, ngay tại nơi con tàu Phương Ðông 1 xuất phát, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Công binh 83, thuộc Bộ Tư lệnh Công binh (sau này thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân) đã đóng chiếc cọc đầu tiên xuống biển, xây dựng cầu tàu K15- cây số 0 của đường Hồ Chí Minh trên biển. Sau một thời gian khẩn trương, có những ngày anh em công binh làm ba ca, đúng một tháng sau, cầu cảng K15 đã hoàn thành. Từ đây, những con tàu không số của Ðoàn 125 Hải quân đã ra đi, vươn rộng ra biển khơi, vượt qua phong ba bão tố, vượt qua sự phong tỏa gắt gao và truy sát của tàu chiến và máy bay lực lượng Hải quân Mỹ, bí mật, bất ngờ vận chuyển vũ khí, hàng hóa vào 19 bến thuộc chín tỉnh Nam Bộ. Những chuyến đi này, góp phần làm nên những chiến công vang dội của quân và dân miền nam như: chiến thắng Ấp Bắc (tháng 1-1963), chiến thắng Bình Giã (cuối năm 1964, đầu năm 1965), chiến thắng Vạn
Tường, Núi Thành (1965), phá tan nhiều đồn bốt và các cuộc càn quét của địch, mở rộng vùng giải phóng.
Sau sự kiện tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô (tháng 2-1965), con đường vận chuyển chiến lược đã không còn bí mật nữa và bị địch kiểm tỏa gắt gao. Song, với ý chí và bản lĩnh kiên cường, cán bộ, chiến sĩ Ðoàn tàu Không số vẫn tổ chức tìm mọi cách vận chuyển chi viện cho chiến trường miền nam: Tham gia vận chuyển phục vụ đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968); phá thế phong tỏa của địch (1969-1972), tiếp tục vận chuyển bằng nhiều hình thức trên các tuyến đường ở vùng biển miền bắc; vận chuyển gián tiếp chi viện cho chiến trường miền nam (Chiến dịch VT.5); phối hợp cùng với Ðoàn 371, Quân khu 9 vận chuyển theo phương thức mới bằng thuyền hai đáy chở hàng vào Cà Mau. Chiến công này đã kịp thời chi viện vũ khí, đạn dược cho quân và dân miền nam đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ, ngụy, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Cũng từ đây, vang mãi bản hùng ca trên biển về tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân Anh hùng.
Trên con đường biển mang tên Bác Hồ kính yêu, mỗi chuyến đi của những con tàu không số là một cuộc đọ sức, một cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt với kẻ thù hung bạo hơn ta nhiều lần về sức mạnh, là đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Mỗi chuyến ra đi là một lần bạn bè, anh em, đồng chí, đồng đội làm “lễ truy điệu sống”, là một lần xác định cảm tử… Nếu bị lộ thì phải kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, sẵn sàng lao thẳng vào tàu địch hoặc điểm hỏa nổ tàu để bảo vệ vũ khí, trang bị, bảo vệ hàng hóa, để giữ bí mật con đường… Nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, như các Anh hùng Nguyễn Phan Vinh, Nguyễn Chánh Tâm, Nguyễn Văn Hiệu… Các anh mãi mãi nằm lại với biển khơi.
Trong số 119 liệt sĩ của Ðoàn 125 Hải quân đã hy sinh trên biển, có bảy liệt sĩ quê ở Hải Phòng. Ðó là các liệt sĩ Nguyễn Văn Khỏng ở Hải An; Hoàng Thanh Loan ở Cát Bà; Ðỗ Văn Măng ở Kiến Thụy; Hà Văn Ðộng, Lê Xuân San, Nguyễn Thanh Hải ở huyện Thủy Nguyên; Lu Ðình Thẻ, Ðoàn Khắc Hạnh ở Ðồ Sơn; Ðỗ Quốc Văn ở Vĩnh Bảo. Các anh đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, viết nên bản hùng ca trên Biển Ðông.
Sự đóng góp to lớn của quân và dân TP Hải Phòng, cùng với sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược trên Biển Ðông, với những con tàu không số, sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc, trở thành bất tử, là niềm tự hào, ngưỡng mộ của thế hệ trẻ ngày nay, tô thắm thêm truyền thống trung dũng, quyết thắng của Thành phố Cảng Anh hùng.
Lật giở từng trang sử hào hùng của dân tộc. Năm 1959, thực hiện chủ trương giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, ngay sau việc thành lập Ðoàn 559 (Ðoàn quân mở đường vượt Trường Sơn vào nam chiến đấu, tháng 5-1959, đó là đường mòn Hồ Chí Minh), tháng 7-1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Ðoàn 759 (Ðoàn vận chuyển vũ khí vào nam trên Biển Ðông, đó là con đường Hồ Chí Minh trên biển).
Sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam ra đời (năm 1960), trước nhu cầu cần vũ khí của cách mạng miền nam, cuối năm 1961, đầu năm 1962, năm đội thuyền từ Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa lần lượt ra bắc để vận chuyển vũ khí về cho quê hương.
Chuyến đi của tàu gỗ gắn máy Phương Ðông 1 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, Bông Văn Dĩa làm Chính trị viên cùng 11 chiến sĩ cảm tử “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mang theo lời hứa thiêng liêng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có được sự chờ mong từng giờ, từng phút của Quân ủy Trung ương. Chuyến đi thành công của tàu Phương Ðông 1 là khởi đầu cho việc khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng suốt khi mở con đường huyền thoại trên Biển Ðông, với biết bao kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Tiếp theo đó, các con tàu Phương Ðông 2, Phương Ðông 3 và Phương Ðông 4 lần lượt xuất phát, hướng vào nam, đưa hàng cập bến các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bà Rịa… Tại đây, vũ khí được lực lượng chờ sẵn ở bến của Ðoàn 962, Quân khu 9 tiếp nhận và đưa tới các chiến trường. Các chuyến đi đều giữ được bí mật, an toàn, củng cố niềm tin của nhân dân miền nam vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Những năm 1963-1964, phong trào cách mạng miền nam phát triển mạnh mẽ, để đáp ứng yêu cầu của chiến trường, Xưởng đóng tàu 3 Hải Phòng đóng mới những con tàu sắt, trọng tải lớn hơn, có thể đi biển xa hơn trong mọi thời tiết, phục vụ công tác vận chuyển. Ngày 17-3-1963, chuyến tàu sắt đầu tiên do Thuyền trưởng Ðinh Ðạt chỉ huy chở 44 tấn vũ khí lên đường, đến đêm 23 rạng sáng 24-3 cập bến Bát Sát (Trà Vinh). Chuyến đi thành công trước sự ngỡ ngàng của quân và dân Trà Vinh. Chiến công này đã có sự đóng góp lớn lao của tập thể Xưởng đóng tàu 3 Hải Phòng. Chỉ trong một năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn về phương tiện, trang bị, nhưng
Xưởng đóng tàu 3 đã tích cực, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành 10 con tàu sắt bàn giao cho Ðoàn 759. Ðây là dấu hiệu mở màn cho giai đoạn phát triển nhảy vọt của công tác vận chuyển quân sự trên biển.
Ðể đáp ứng yêu cầu vận chuyển của những tàu trọng tải lớn, ngày 15-4-1963, ngay tại nơi con tàu Phương Ðông 1 xuất phát, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Công binh 83, thuộc Bộ Tư lệnh Công binh (sau này thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân) đã đóng chiếc cọc đầu tiên xuống biển, xây dựng cầu tàu K15- cây số 0 của đường Hồ Chí Minh trên biển. Sau một thời gian khẩn trương, có những ngày anh em công binh làm ba ca, đúng một tháng sau, cầu cảng K15 đã hoàn thành. Từ đây, những con tàu không số của Ðoàn 125 Hải quân đã ra đi, vươn rộng ra biển khơi, vượt qua phong ba bão tố, vượt qua sự phong tỏa gắt gao và truy sát của tàu chiến và máy bay lực lượng Hải quân Mỹ, bí mật, bất ngờ vận chuyển vũ khí, hàng hóa vào 19 bến thuộc chín tỉnh Nam Bộ. Những chuyến đi này, góp phần làm nên những chiến công vang dội của quân và dân miền nam như: chiến thắng Ấp Bắc (tháng 1-1963), chiến thắng Bình Giã (cuối năm 1964, đầu năm 1965), chiến thắng Vạn
Tường, Núi Thành (1965), phá tan nhiều đồn bốt và các cuộc càn quét của địch, mở rộng vùng giải phóng.
Sau sự kiện tàu 143 bị lộ ở Vũng Rô (tháng 2-1965), con đường vận chuyển chiến lược đã không còn bí mật nữa và bị địch kiểm tỏa gắt gao. Song, với ý chí và bản lĩnh kiên cường, cán bộ, chiến sĩ Ðoàn tàu Không số vẫn tổ chức tìm mọi cách vận chuyển chi viện cho chiến trường miền nam: Tham gia vận chuyển phục vụ đợt Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968); phá thế phong tỏa của địch (1969-1972), tiếp tục vận chuyển bằng nhiều hình thức trên các tuyến đường ở vùng biển miền bắc; vận chuyển gián tiếp chi viện cho chiến trường miền nam (Chiến dịch VT.5); phối hợp cùng với Ðoàn 371, Quân khu 9 vận chuyển theo phương thức mới bằng thuyền hai đáy chở hàng vào Cà Mau. Chiến công này đã kịp thời chi viện vũ khí, đạn dược cho quân và dân miền nam đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ, ngụy, góp phần giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Cũng từ đây, vang mãi bản hùng ca trên biển về tinh thần chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 Hải quân Anh hùng.
Trên con đường biển mang tên Bác Hồ kính yêu, mỗi chuyến đi của những con tàu không số là một cuộc đọ sức, một cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt với kẻ thù hung bạo hơn ta nhiều lần về sức mạnh, là đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Mỗi chuyến ra đi là một lần bạn bè, anh em, đồng chí, đồng đội làm “lễ truy điệu sống”, là một lần xác định cảm tử… Nếu bị lộ thì phải kiên quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, sẵn sàng lao thẳng vào tàu địch hoặc điểm hỏa nổ tàu để bảo vệ vũ khí, trang bị, bảo vệ hàng hóa, để giữ bí mật con đường… Nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, như các Anh hùng Nguyễn Phan Vinh, Nguyễn Chánh Tâm, Nguyễn Văn Hiệu… Các anh mãi mãi nằm lại với biển khơi.
Trong số 119 liệt sĩ của Ðoàn 125 Hải quân đã hy sinh trên biển, có bảy liệt sĩ quê ở Hải Phòng. Ðó là các liệt sĩ Nguyễn Văn Khỏng ở Hải An; Hoàng Thanh Loan ở Cát Bà; Ðỗ Văn Măng ở Kiến Thụy; Hà Văn Ðộng, Lê Xuân San, Nguyễn Thanh Hải ở huyện Thủy Nguyên; Lu Ðình Thẻ, Ðoàn Khắc Hạnh ở Ðồ Sơn; Ðỗ Quốc Văn ở Vĩnh Bảo. Các anh đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, viết nên bản hùng ca trên Biển Ðông.
Sự đóng góp to lớn của quân và dân TP Hải Phòng, cùng với sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược trên Biển Ðông, với những con tàu không số, sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc, trở thành bất tử, là niềm tự hào, ngưỡng mộ của thế hệ trẻ ngày nay, tô thắm thêm truyền thống trung dũng, quyết thắng của Thành phố Cảng Anh hùng.
1 số hoạt động như: chở lương thực, hàng hóa, vũ khí, vận chuyển người và của,… để thực hiện nhiệm vụ chi viện miền Nam kháng chiến
Xin hay nhất