nêu kết quả các thí nghiệm thể hiện chức năng của tuỷ sống

By Alexandra

nêu kết quả các thí nghiệm thể hiện chức năng của tuỷ sống

0 bình luận về “nêu kết quả các thí nghiệm thể hiện chức năng của tuỷ sống”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Mô tả thí nghiệm để tìm hiểu chức năng của tủy:

    – Lô thí nghiệm I: Dùng ếch đã cắt đầu (hoặc phá não) để nguyên tủy.

    + Thí nghiệm 1:
    • Kích thích nhẹ 1 chi (chẳng hạn chi sau bên phải) bằng HCl 0,5%.
    • Quan sát và ghi kết quả: chỉ 1 chi đó co.

    + Thí nghiệm 2:
    • Kích thích chi đó mạnh hơn bằng HCl 1%,
    • Quan sát và ghi được kết quả: co cả 2 chi (trái và phải).

    + Thí nghiệm 3:
    • Kích thích chi đó rất mạnh bằng HCl 3%.
    • Quan sát và ghi được kết quả: cả 4 chi đều co (co toàn thân).

    – Lô thí nghiệm II: Tủy bị cắt ngang ở vị trí xác định.
    + Thí nghiệm 4:
    • Kích thích rất mạnh chi sau.
    • Quan sát và ghi kết quả: chỉ co 2 chi sau.
    + Thí nghiệm 5:
    • Kích thích rất mạnh chi trước.
    • Quan sát và ghi kết quả: chỉ co 2 chi trước.

    – Lô thí nghiệm III: Hủy tủy ở trên vết cắt ngang.
    + Thí nghiệm 6:
    • Kích thích rất mạnh chi trước.
    • Quan sát và ghi kết quả: 2 chi trước không co nữa.

    Cấu tạo và chức năng của tủy:
    – Cấu tạo tủy sống: tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh là chất trắng.
    – Chức năng của tủy sống:
    + Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
    + Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

    .

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Thí nghiệm chứng minh chức năng của tủy sống gồm 3 bước:

    – Bước 1: gồm có thí nghiệm 1, 2 và 3, kết quả thí nghiệm cho biết:

    + Trong tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.

    + Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc (vì khi kích thích mạnh chi dưới không chỉ các chi dưới co mà cả các chi trên cũng co hoặc ngược lại khi kích thích mạnh các chi trên làm co cả các chi dưới).

    – Bước 2: gồm thí nghiệm 4 và 5 tiến hành sau khi cắt ngang tuỷ, kết quả thí nghiệm nhằm khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống (giữa các căn c điều khiển chi trước và các căn cứ điều khiển chi sau.

    – Bước 3: gồm thí nghiệm 6 và 7 tiến hành sau khi đã huỷ tuỷ ở phần trên vết cắt (tức là huỷ các căn cứ thần kinh điều khiển các chi trước) nhằm khẳng định trong tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (vì khi đã huỷ phần trên vết cắt, kích thích mạnh chi trước, chi trước không co nữa, nhưng kích thích mạnh chi sau, chi sau vẫn co vì con giữ nguyên phần tuỷ dưới vết cắt).

    Như vậy chức năng của tuỷ sống là:

    – Chất xám là căn cứ của các PXKĐK.

    – Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.

    Cho mình câu trả lời hay nhất nha 😉

    Trả lời

Viết một bình luận