nêu khai quát về các tác giả, hoàn cảnh ra đời của các văn bản trong chương trình ngữ văn 9 HKII.
lưu ý: bỏ các bài không quan trọng cũng như không học ra
nêu khai quát về các tác giả, hoàn cảnh ra đời của các văn bản trong chương trình ngữ văn 9 HKII.
lưu ý: bỏ các bài không quan trọng cũng như không học ra
Bài làm
1. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU
– Được viết đầu năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
– HCST giúp ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả.
2. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH- PHẠM TIẾN DUẬT
– Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong giai đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ (1969) được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”
– HCST giúp ta hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
3. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ – HUY CẬN
– Giữa nâm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ HC mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui của con người trước cuộc sống mới. Bài thơ được viết vào tháng 10/1958. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).
– HCST này giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới.
4. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI BẾP LỬA – BẰNG VIỆT
– Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây-Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt – Lưu Quang Vũ.
– HCST cho ta thấy tình yêu quê hương đất nước và gia đình của tác giả qua những kỉ niệm cụ thể về người bà và bếp lửa.
5. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI ÁNH TRĂNG – NGUYỄN DUY
– Được viết năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. In trong tập thơ cùng tên của tác giả.
– HCST giúp ta hiểu được cuộc sống trong hòa bình với đầy đủ các tiện nghi hiện đại khiến con người dễ quên đi quá khứ gian khổ khó khăn, hiểu được cái “giật mình” tự vấn lương tâm đáng trân trọng của tác giả.
6. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI MÙA XUÂN NHO NHỎ – THANH HẢI
– Được viết vào tháng 11/1980, 5 năm sau khi đất nước được thống nhất và đây là một trong những mùa xuân đầu tiên của dân tộc. Lúc này, tác giả đang nằm trên giường bênh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ VN 1945-1985) NXB GD HN.
– HCST giúp người đọc hiểu được tiếng lòng tri ân, thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một màu xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung của đất nước.
7. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG
– Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch HCM vừa khánh thành, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
– HCST giúp ta hiểu được tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
8. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI SANG THU – HỮU THỈNH
– Viết năm 1977, 2 năm sau khi đất nước thống nhất, đây là một trong những mùa thu bình yên đầu tiên của dân tộc. Bài thơ được in lần đầu trên báo Văn Nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”
– HCST giúp ta hiểu được niềm bâng khuâng của tác giả khi đất trời vào thu, đây không chỉ là sự chuyển giao của mùa thu mà còn là sự chuyển giao của cuộc đời sau bao biến động, đất nước cũng vững vàng hơn trước mọi thử thách.
9. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI NÓI VỚI CON – Y PHƯƠNG
– Sáng tác năm 1980, khi thế hệ nhà thơ vừa thoát khỏi chuến tranh, cái nghèo phủ trên từng con phố, bản làng, gương mặt. In trong tập ” Thơ VN 1945-1985″
– HCST giúp ta hiểu được tâm sự của người cha đối với con. Đây vừa là lời động viên tinh thần con vượt qua mọi gian khổ, vừa là sự tôn vinh phẩm chất kiên cường, giàu tình yêu thương của người đồng mình.
10. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI LÀNG – KIM LÂN
– Năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ 1948
– HCST giúp ta hiểu được cuộc sống và tinh thần kháng chiến đặc biệt là nét chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân đó là tình yêu làng gắn bó thống nhất với tình yêu đất nước.
11. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI LẶNG LẼ SA PA- NGUYỄN THÀNH LONG
– Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên XDCNXH, xây dựng cuộc sống mới. Rút từ tập « Giữa trong xanh » (1972)
– HCST giúp ta hiểu được cuộc sống, vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
12. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI CHIẾC LƯỢC NGÀ- NGUYỄN QUANG SÁNG
– Được viết 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên.
– HCST giúp ta hiểu được cuộc sống, chiến đấu và đời sống tình cảm của người lính, của những gia đình Nam Bộ- tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
13. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ
– Viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. In trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng HN 2001.
– HCST giúp ta hiểu hơn về cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
Cho mk ctlhn nha
STT
Tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Thể loại
PTBĐ
Nhân vật chính
Nội dung-nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê (1949)
1971
Truyện ngắn
Tự sự-Biểu cảm-Miêu tả
Phương Định
– Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chínhcó cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, đặc biệt là thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
– Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
2
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
(1928- 2005)
1976
Thơ
tám chữ
Biểu cảm, Miêu tả
– Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị cô đúc.
– Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
3
Sang thu
Hữu Thỉnh
(1942)
1977
Thơ năm chữ
Biểu cảm, Miêu tả
– Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
– Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
4
Nói với con
Y Phương
(1948)
Sau 1975
Thơ tự do
Biểu cảm, Miêu tả
– Cách nói giàu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
– Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, ĐN.
5
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
(1930-1980)
1980
Thơ năm chữ
Biểu cảm, Miêu tả
– Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
– Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời
STT
Tác giả
Tác phẩm
Năm
PTBĐ
Nội dung
Nghệ thuật
1
Nguyễn Đình Thi
(1924- 2003)
Tiếng nói của văn nghệ
1948
Nghị luận
– Công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
– Bố cục chặt chẽ, hợp lí; cách dẫn dắt tự nhiên, lập luận sáng tỏ, rõ ràng, thuyết phục: nêu luận điểm-dùng dẫn chứng phân tích-tổng hợp; cách viết giàu hình ảnh với nhiều dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, giọng văn chân thành, hứng khởi hấp dẫn người đọc.
2
Vũ Khoan
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
2001
Nghị luận
– Nhận thức được vai trò to lớn của con người về hành trang, mục tiêu, nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới.
– Nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu từ đó có ý thức rèn luyện thành con người toàn diện.
– Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị có tính thuyết phục.
– Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.
– Đối với các tác phẩm truyện, nắm vững những nội dung liên quan đến văn bản: Tên tác giả/ Thời gian sáng tác/ Thể loại/ Phương thức biểu đạt/ Nhân vật chính/ Ngôi kể/ Nội dung, đề tài, ý nghĩa/ Nghệ thuật/ Tóm tắt, nêu tình huống truyện, nêu và phân tích đặc điểm của nhân vật chính trong truyện.
– Đối với các tác phẩm thơ đã học; học thuộc lòng tên tác giả, thời gian sáng tác, thể thơ, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật; phân tích những hình ảnh thơ đặc sắc hoặc những đoạn thơ hay (về nghệ thuật, nội dung).
– Biết sắp xếp các tác phẩm truyện, thơ theo từng giai đoạn văn học, từng chủ đề; nhận biết điểm tương đồng và khác biệt nổi bật giữa các tác phẩm về nội dung, nghệ thuật.