nêu lịch sử hình thahf và văn hóa của văn lang âu lạc vs ạ

nêu lịch sử hình thahf và văn hóa của văn lang âu lạc vs ạ

0 bình luận về “nêu lịch sử hình thahf và văn hóa của văn lang âu lạc vs ạ”

  1. 1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

    – Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.- Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.=> Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).- Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.=> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.

    2. Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc:– Dưới sự tấn công của quân Tần, nhân dân hai nước Tây Âu và Lạc Việt đã kiên quyết chống trả suốt thời gian 5 đến 6 năm. Từ đó tình đoàn kết, gắn bó nảy sinh giữa hai nước. Thục Phán lúc bây giờ là người chỉ huy Tây Âu, Lạc Việt chiến đấu đã khẳng định được uy tín, tài năng của mình.– Nước Âu Lạc ra đời năm 207 trước công nguyên, do Thục Phán đứng đầu và hợp nhất cả đất đai lẫn con người của Tây Âu và Lạc Việt thành Âu Lạc. Thục Phán lên ngôi vua, tự xưng là An Dương Vương và chọn Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) làm nơi đóng đô.3. Văn hóa của Văn Lang – Âu Lạc:

    Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên, thờ lực lượng tự nhiên.- Thường tổ chức lễ hội.- Chôn cất người mất kèm vật dụng, đồ trang sức qúy giá.

    Bình luận
  2. Em tham khảo nhé:

    Lịch sử hình thành:

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nước Âu Lạc tồn tại từ 257 đến 208 TCN. 

    Theo giả thuyết, liên minh bộ lạc Tây Âu của Thục Phán đã có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nước Văn Lang của Hùng Vương. Mối quan hệ vừa giao lưu, liên kết, vừa đấu tranh, xung đột giữa hai tộc người gần gũi nhau về dòng máu, về địa vực, về kinh tế, văn hóa như vậy là cơ sở và cũng là bước chuẩn bị cho sự hợp nhất hai tộc người Việt  – Tây Âu để mở rộng và phát triển nước Văn Lang. Cuộc kháng chiến chống Tần càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xu thế phát triển đó.

    Khi tiến vào nước ta, quân Tần xâm phạm trước hết địa bàn cư trú của người Tây Âu. Thục Phán với vai trò thủ lĩnh liên minh bộ lạc Tây Âu, dĩ nhiên phải đứng ra tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tần. Quân Tần càng tiến sâu về phía nam, càng gặp phải sức chống trả quyết liệt cả người Tây Âu và người Lạc Việt. Các thủ lĩnh người Việt cổ, do yêu cầu của cuộc chiến đấu đã suy tồn Thục Phán lên làm người chỉ huy cao nhất.

    Cuộc chiến đấu kéo dài 5 đến 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gắn bó vốn có người Tây Âu và người Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong cộng đồng người Tây Âu mà cả trong người Lạc Việt.

    Tất cả tình hình diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến chống Tần là những bước chuẩn bị cho sự thành lập nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang và chuyển ngôi vua từ Hùng Vương sang An Dương Vương Thục Phán.

    Trong cuộc kháng chiến, trên thực tế, cộng đồng cư dân Lạc Việt – Tây Âu đã thành hình. Nhưng việc Thục Phán thay thế Hùng Vương, tự xưng An Dương Vương và lập ra nước Âu Lạc có lẽ được thực hiện sau khi kháng chiến thành công. Đại Việt sử lược chép rằng : “ Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay”  Một số thần tích và truyền thuyết dân gian lại cho rằng, sau nhiều cuộc xung đột, cuối cùng Hùng Vương, theo lời khuyên của con rể là Thanh Tản Viên, đã nhường ngôi cho Thục Phán.

    Tên nước Âu Lạc gồm hai thành tố Âu (Tây Âu, Âu Việt) và Lạc ( Lạc Việt), phản ánh sự liên kết hai nhóm người Lạc Việt và Tây Âu. Trong triều vua Thục vẫn có Lạc hầu và các địa phương vẫn do lạc tướng cai quản. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng trên cơ sở hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính, tiêu diệt, mà là một sự hợp nhất cư dân và đất đai của Lạc Việt và Tây Âu, của Hùng và Thục. Vì vậy, nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục và cao hơn nước Văn Lang. Cũng vì vậy, không những người Tây Âu, mà cả người Lạc Việt và con cháu của họ đều coi An Dương Vương Thục Phán là một vị anh hùng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

    Theo cuốn dư địa chí Cổ Loa, các nhà sử học cho rằng, Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, theo giả thuyết trên là khoảng gần 30 năm (khoảng 208 – 179 TCN). Do đó, thời gian tồn tại của nước Âu Lạc không tách ra thành một thời kỳ lịch sử riêng, mà được coi như một giai đoạn phát triển tiếp tục của nước Văn Lang và cũng nằm trong một thời đại chung: thời đại dựng nước đời Hùng Vương và An Dương Vương.

    Văn hóa:

    Kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang. Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và nước Âu Lạc, nhưng có những bước phát triển mới về một số mặt. Đặc biệt do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kỹ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc.

    Bình luận

Viết một bình luận