nếu ngắn gọn và đủ ý về tiểu sử anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và hòa thượng Thích Quảng Đức

By Quinn

nếu ngắn gọn và đủ ý về tiểu sử anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và hòa thượng Thích Quảng Đức

0 bình luận về “nếu ngắn gọn và đủ ý về tiểu sử anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và hòa thượng Thích Quảng Đức”

  1. *Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940 tại làng Thanh Quýt nay là thôn Thanh Quýt 4, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con thứ tư (do đó còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình có truyền thống cách mạng.

    Thân phụ anh là ông Nguyễn Văn Hóa (tự Thoàn) từng tham gia cách mạng thời chống Pháp; anh ruột là Nguyễn Văn Toàn, cũng từng tham gia cách mạng, hoạt động vùng Điện Bàn – Đà Nẵng.

    Thuở nhỏ, anh Trỗi học tiểu học ở trường Miếu Xóm (nay là Trường Nguyễn Trãi, đội 2 thôn Thanh Quýt 4, xã Điện Thắng Trung) do thầy giáo Nguyễn Văn Nhung dạy.Người cha vào Sài Gòn làm ăn. Bốn chị em được mẹ rau cháo nuôi qua ngày. Mẹ mất vì quá cơ cực khi anh chưa tròn 10 tuổi, để lại 4 chị em ở với bác ruột, một buổi phụ giúp đồng áng, một buổi đi học.

    Năm 13 tuổi, anh theo người anh thứ ba Nguyễn Văn Toàn lúc đó đang làm công cho một hãng bánh kẹo ở Đà Nẵng để học nghề may.

    Vào Sài Gòn, anh ở nhà trọ tại nhà bác Ba Nhân (người cùng quê), ban đầu đi đạp xích lô kiếm sống. Về sau anh học thêm nghề thợ điện, ban ngày làm thuê, ban đêm học lý thuyết ở Trường Bá Nghệ (nay là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng). Sau anh vào làm công nhân tại Nhà máy điện Chợ Quán. Lúc còn sống, anh ao ước đất nước hòa bình, sẽ mở một tiệm sửa đồ điện, cả nhà sống bằng nghề đó.

    *Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hữu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.

    Lên 7 tuổi, Ngài được song thân cho xuất gia học Phật. Ngài thụ giáo với Hòa thượng Thích Hoằng Thâm là cậu ruột và được Hòa thượng nhận làm con đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết.

    Năm 15 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát, được pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháppháp hiệu Quảng Đức. Sau đó Ngài phát nguyện nhập thất tu ba năm trên một ngọn núi ở Ninh Hòa. Về sau Ngài có lập trên núi này một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc Tự.

    Rời núi, Ngài vân du hóa đạo một mình với chiếc bình bát theo hạnh đầu đà (khất thực). Hai năm mãn nguyện, Ngài lại quay về nhập thất tại chùa Sắc Tứ Thiên Ân ở Ninh Hòa.

    Năm 1932 hội An Nam Phật Học ra đời, Đại lão Hòa thượng chùa Hải Đức đến nơi Ngài đang nhập thất, mời ngài nhận chức Chứng minh Đạo sư cho Chi Hội Ninh Hòa. Ba năm sau, Ngài được thỉnh cử giữ chức Kiểm Tăng cho Tỉnh hội Khánh Hòa. Trong thời gian hành đạo tại miền Trung, Ngài đã kiến tạo và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa.

    Trả lời
  2. guyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

    Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu.

    Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình.

    Để cứu anh, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa đuợc trả tự do thì anh bị đưa đi xử bắn.

    Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, anh tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại.

    “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mỹ!”;

    “Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”.

    Sau khi Nguyễn Văn Trỗi chết, anh được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất.

    Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tuất,[1] (1897  11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt  Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám  Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh) vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

    Tấm ảnh chụp ông tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của ông đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng từ bi, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ Tát, làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận.

    Hành động của ông đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới việc Tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, Lực lượng đặc biệt trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu. Cuối cùng, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ Nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận