Nêu nguyên nhân dẫn đến việc ký hiệp ước pa-tơ-nốt? Trình bày nội dung của hiệp ước? hiệp ước dẫn đến hậu quả gì? Giúp mk vs ạ mai mk thi rồi ????

Nêu nguyên nhân dẫn đến việc ký hiệp ước pa-tơ-nốt? Trình bày nội dung của hiệp ước? hiệp ước dẫn đến hậu quả gì?
Giúp mk vs ạ mai mk thi rồi ????

0 bình luận về “Nêu nguyên nhân dẫn đến việc ký hiệp ước pa-tơ-nốt? Trình bày nội dung của hiệp ước? hiệp ước dẫn đến hậu quả gì? Giúp mk vs ạ mai mk thi rồi ????”

  1. Hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884
    * Nguyên nhân:
    – Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
    – Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884.

    *Nội dung: tương tự hiệp ước Hác-măng.

    *Hậu quả :
    – Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

    ##chucbanhoctot

    Bình luận
  2. Nguyên nhân dẫn tới Hiệp ước pa tơ nốt

    Sau khi ký kết Hiệp ước Hác măng năm 1883, nội bộ triều đình lục đục; các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi đều nối tiếp lên ngôi nhưng chỉ cai trị được trong thời gian rất ngắn.

    Việc triều đình ký hòa ước 1883, đã làm quần chúng nhân dân phẫn nộ trước sự đầu hàng của vua quan nhà Nguyễn, các phong trào đầu tranh của quần chúng phản đối sự nhu nhược của nhà Nguyễn được nổ ra ngày càng mạnh mẽ

    Lúc này, tiềm lực quân sự, kinh tế của Pháp ngày càng mạnh

    Ở Bắc Kỳ thực dân Pháp đánh nhau với quân Thanh và đuổi được phần lớn quân Thanh về nước. Từ cuối 1883 đến giữa năm 1885, thực dân Pháp cho quân chiếm Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa,… Tuy nhiên, ở một số tỉnh quân Thanh vẫn chiếm giữ đe dọa sự có mặt của quân Pháp ở Bắc Kỳ. Cuối cùng, hai quân Pháp – Thanh đã đi đến thỏa thuận bằng việc ký kết Hòa ước Thiên Tân 1885, trong đó có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam và quân Thanh cam kết rút khỏi Bắc Kỳ.

    Sau khi đánh bại quân Thanh, người Pháp làm chủ tình thế, bắt nhà Nguyễn ký bản hiệp ước pa tơ nốt ngày 6/6/1884, nội dung hiệp ước pa tơ nốt về cơ bản là giống Hiệp ước Hác măng (hiệp ước Quý Mùi), chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kỳ nhằm lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn và xoa dịu dư luận

    Nội dung Hiệp ước pa tơ nốt

    Hiệp ước pa tơ nốt được ký kết vào ngày 6/6/1884 tại kinh đô Huế bởi:

    • Đại diện Cộng hòa Pháp: Bộ trưởng Jules Patenôtre – đặc phái viên và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp tại Bắc Kinh.
    • Đại diện Hoàng đế An Nam: Nguyễn Văn Tường – đệ nhất phụ chính đại thần, toàn quyền đại thần Phạm Thận Duật và Phó toàn quyền đại thần Tôn Thất Phán

    Nội dung hiệp ước pa tơ nốt gồm 19 điều khoản, gồm những nội dung cơ bản sau đây:

    • An Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp (kể cả những người dân An Nam ở nước ngoài), Pháp sẽ đại diện cho An Nam trên quan hệ ngoại giao (kể cả với Trung Quốc)
    • Các tỉnh nằm ở giữa ranh giới Nam Kỳ cho đến Ninh Bình (Trung Kỳ) vẫn thuộc quyền cai trị của quan chức An Nam; nhưng các vấn đề về hải quan, công chánh cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, các dịch vụ cần phải sử dụng nhân viên người Âu Châu. Trong giới hạn này, cho phép việc mở cửa buôn bán với mọi quốc gia tại các cảng Tourane, Quy Nhơn, Xuân Đài, Đà Nẵng; những cảng mở thêm cửa trong tương lai phải có sự thống nhất của cả hai bên
    • Viên công sứ toàn quyền sẽ ở trong nội thành Huế với một đội quân để chủ trì quan hệ ngoại giao, điều hành công việc của bộ máy bảo hộ.
    • Những người nước ngoài thuộc bất cứ quốc tịch nào tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều đặt dưới quyền tài phán của người Pháp
    • Các hoạt động kinh tế và công tác thuế quan sẽ do người Pháp nắm giữ và điều hành.
    • Hệ quả của hiệp ước Pa tơ nốt

      Việc triều đình nhà Nguyễn ký kết với người Pháp hiệp ước Pa tơ nốt đã chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp cho đến cách mạng tháng 8 năm 1945.

      Hiệp ước Hác măng, Hiệp ước pa tơ nốt đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam vào một kiếp nạn mới là ách đô hộ của thực dân Pháp.

    Bình luận

Viết một bình luận