Nêu nguyên nhân. hoàn cảnh,diễn biến,kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục

Nêu nguyên nhân. hoàn cảnh,diễn biến,kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục

0 bình luận về “Nêu nguyên nhân. hoàn cảnh,diễn biến,kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục”

  1. Khởi nghĩa của Triệu Quang Phục

    Nguyên nhân:

    -Do cuộc khởi nghĩa Lý Bí thất bại dưới ách đô hộ của quân Lương(Tháng 5/545 ).

    Diễn biến:

    Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.(Gọi ông là Dạ Trạch Vương).

    -Sáng ẩn nấp, tối tiến công.

    -Năm 550 nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công và giành thắng lợi.

    Kết quả:

    Trận chiến giành thắng lợi.

    Ý nghĩa:

    Ý chí đấu tranh ko ngại khuất phục, lược muốn hòa bình cho dân tộc.

    Hoàn cảnh:

    Qua gần 4 năm chiến đấu (547- 550) quân ta càng đánh càng mạnh, quân giặc càng đánh càng suy yếu. Tháng 4 năm 548, Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lão. Tướng sĩ tôn Triệu Quang Phục lên thay Lý Nam Đế nhưng ông chỉ xưng Vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Cũng trong năm ấy, triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên bị gọi về nước trao quyền cho tùy tướng là Dương Sàn ở lại tiếp tục cuộc chiến với Triệu Quang Phục. Lợi dụng thời cơ đó, Triệu Quang Phục từ căn cứ Dạ Trạch mở một loạt cuộc tấn công vào quân giặc. Dương Sàn chết trận, quân Lương tan vỡ. Đất nước sạch bóng quân xâm lược, Triệu Việt Vương vào đóng ở thành Long Biên, kế tự sự nghiệp của nhà Tiền Lý, kiến thiết đất nước. Đến năm 557, Lý Phật Tử, vốn là cháu của Lý Bôn, khi trước chạy vào động Dã Năng ở với thượng du Thanh Hóa, đem quân xuống để gây chiến với Triệu Việt Vương. Sau một thời gian đánh nhau bất phân thắng bại, hai phe Triệu – Lý tạm thời hòa hoãn và chia nhau địa giới ở bãi Quần Thần (vùng Thượng Cát, Hạ Cát nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội), cùng kết mối thông gia. Con trai Lý Phật Tử ( Nhã Lang) lấy con gái Triệu Việt Vương (Cảo Nương). Họ Lý đóng quân ở Ô Diên, họ Triệu đóng ở Long Biên. Năm 571, do mất cảnh giác trước hành động của cha con Lý Phật Tử, Triệu Quang Phục thua trận, thất thế rút chạy về phía Nam, cùng đường ông gieo mình xuống cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định) tự vẫn.

    Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII)

    Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.

    * Diễn biến:

    – Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

    – Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)

    – Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

    – Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân

    * Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.

    * Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

    Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

    Hoàn cảnh :

    Mai Thúc Loan là người làng Mai Phụ – một ngôi làng có truyền thống làm muối ở cửa biển Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đa phần dân cư ở đây đều mang họ Mai. Sau đó, khi lớn lên một chút, mẹ của ông đưa ông sang huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An để sinh sống. Từ đó, tuổi thơ của Mai Thúc Loan đã phải kiếm củi, chăn trâu cho nhà giàu.

    Vào mùa vải năm Nhâm Ngọ (722) Mai Thúc Loan cùng với đoàn phu đi gánh vải về nộp cống. Đoàn phu vất vả gánh vải với mồ hôi đầm đìa trên đường đi về. Gần trưa, Mai Thúc Loan thấy mọi người đã thấm mệt, ông cho mọi người nghỉ chân bên rừng. Trong số đó, có một dân phu vì khát nước đã bứt quả vải ăn cho đỡ khát. Tuy nhiên, vải chưa kịp ăn thì đã bị một tên lính nhà Đường đi áp tải qua vung cán mã tấu đánh trúng vào đầu. Với hành động này của tên lính, hắn đã bị đánh chết tươi.

    Vì sự việc xảy ra quá nhanh mà bọn giặc đã hung hãn rút kiếm xông vào Mai Thúc Loan. Trước tình hình đó, những người đi cùng với Mai Thúc Loan đã rút đòn gánh ra để chống trả. Sau đó, lũ giặc Đường đã nhanh chóng bị đánh bại và Mai Thúc Loan đã lập tức thổi bùng ngọn lửa đấu tranh chống lũ giặc đường hung hãn. Vì vậy, đây chính là nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan sau này . 

                                                                                                                           linhpham36>.<

    Bình luận

Viết một bình luận