nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông -nguyên
0 bình luận về “nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông -nguyên”
Bạn tham khảo nhá, cái này là hồi lớp mik ôn thi học kì vẫn còn trên Word, nó hơi dài, nhưng chắc chắn đúng đó, mik đưa cô sửa rồi
Nguyên nhân:
– Khi nhà Trần thực hiện chính sách “Vườn không nhà trống” , nhân dân đoàn kết, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên bị rơi vào thế bị động vì thiếu lương thực
– Thiếu lương thực, quân Mông- Nguyên đành phải cướp hoa màu của nhân dân các làng xã quanh vùng Thăng Long, nhưng mọi người đã anh dũng chiến đấu, làm chúng bị tiêu giảm lực lượng
-Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt như quan tâm, chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn kết giữa triều đình và nhân dân: cho nhân dân sắm sửa vũ khí, quân đội tập trận, duyệt binh, tổ chức các hội nghị để xem ý kiến của toàn dân
-Trong cuộc kháng chiến, tất cả tầng lớp nhân dân, dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân, nòng cốt là quân đội nhà Trần: quân lính thích chữ “ Sát Thát” vào cánh tay, Trần Quốc Toản cho thêu lá cờ có 6 chữ “ Phá cường địch; Báo hoàng ân”, đoàn quân cảm tử chặn đoàn quân tiền trạm ở sông Bạch Đằng. Làm cho chúng phải đi theo đúng hướng quân ta mai phục,….
-Cách đánh giặc đúng đắn: thấy được và tránh chỗ mạnh, tấn công vào điểm yếu của giặc, phát huy chỗ mạnh, lợi thế của địa hình( sông Bạch Đằng),…
* Ý nghĩa:
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
– Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
– Ngăn chặn sự bành trướng của quân Mông-Nguyên với các nước khác
Bạn tham khảo nhá, cái này là hồi lớp mik ôn thi học kì vẫn còn trên Word, nó hơi dài, nhưng chắc chắn đúng đó, mik đưa cô sửa rồi
– Khi nhà Trần thực hiện chính sách “Vườn không nhà trống” , nhân dân đoàn kết, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên bị rơi vào thế bị động vì thiếu lương thực
– Thiếu lương thực, quân Mông- Nguyên đành phải cướp hoa màu của nhân dân các làng xã quanh vùng Thăng Long, nhưng mọi người đã anh dũng chiến đấu, làm chúng bị tiêu giảm lực lượng
-Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt như quan tâm, chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn kết giữa triều đình và nhân dân: cho nhân dân sắm sửa vũ khí, quân đội tập trận, duyệt binh, tổ chức các hội nghị để xem ý kiến của toàn dân
-Trong cuộc kháng chiến, tất cả tầng lớp nhân dân, dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân, nòng cốt là quân đội nhà Trần: quân lính thích chữ “ Sát Thát” vào cánh tay, Trần Quốc Toản cho thêu lá cờ có 6 chữ “ Phá cường địch; Báo hoàng ân”, đoàn quân cảm tử chặn đoàn quân tiền trạm ở sông Bạch Đằng. Làm cho chúng phải đi theo đúng hướng quân ta mai phục,….
-Cách đánh giặc đúng đắn: thấy được và tránh chỗ mạnh, tấn công vào điểm yếu của giặc, phát huy chỗ mạnh, lợi thế của địa hình( sông Bạch Đằng),…
* Ý nghĩa:
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
– Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
– Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
– Ngăn chặn sự bành trướng của quân Mông-Nguyên với các nước khác
*Nguyên nhân thắng lợi:
– Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân
– Do sự chuẩn bị của nhà Trần
– Nhờ có tinh thần đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh vô biên
– Nhờ có tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta
– Nhờ có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, biết sử dụng người tài
– Nhờ có sự chỉ huy tài giỏi của Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị tài ba của dân tộc
*Ý nghĩa lịch sử:
– Đập tan ý chí xâm lược và tham vọng của đế chế Nguyên
– Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc
– Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc, giữ nước của dân tộc ta
– Để lại bài học lịch sử quý giá và tinh thần đoàn kết dân tộc
– Biết lấy dân làm gốc
– Ngăn chặn cuộc xâm lược Nhật Bản và đất nước ta