Nêu nguyên nhân tính chất kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất Giúp với ạ

Nêu nguyên nhân tính chất kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất
Giúp với ạ

0 bình luận về “Nêu nguyên nhân tính chất kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất Giúp với ạ”

  1. Nguyên nhân :

    – Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như:

    + Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).

    + Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902).

    + Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

    – Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập:

    + Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882).

    + Khối Hiệp ước của Anh – Pháp – Nga (1907).

    – Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

    => Như vậy, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã dẫn tới mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Ngày 29-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát => Giới quân phiệt Đức, Áo – Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh. 

    Tính chất :

    Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

    Kết cục :

    Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla.

    Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

    Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

    CHÚC HỌC TỐT !!!

    Bình luận

Viết một bình luận