Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…, tạo cho nước Xiêm một bộ máy mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Với chính sách cải cách hành chính, vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Hệ thống tòa án, trường học đều được tổ chức theo kiểu châu Âu. Quân độ được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm…
Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ Chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.
Các biện pháp cải cách của Ra-ma V:
* Về kinh tế:
– Nông nghiệp: giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
– Công thương nghiệp:
+ Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn và ngân hàng.
+ Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.
* Về chính trị:
– Vua vẫn là người có quyền lực tối cao.
– Bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện.
– Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm.
– Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
* Về xã hội: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
* Về đối ngoại: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
– Chủ động “mở cửa”, quan hệ với tất cả các nước.
– Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh – Pháp.
– Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…, tạo cho nước Xiêm một bộ máy mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Với chính sách cải cách hành chính, vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm. Hệ thống tòa án, trường học đều được tổ chức theo kiểu châu Âu. Quân độ được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm…
Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ Chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.