Nêu những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh điểm khác với các
cuộc kháng chiến thời Lý-Trần.
0 bình luận về “Nêu những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh điểm khác với các cuộc kháng chiến thời Lý-Trần.”
Trước những hành động tàn bạo của kẻ thù : “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn ; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ”, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào mùa xuân năm 1418. Mặc dù nhiều lần bị quân Minh tiến đánh dữ dội, nghĩa quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, mở rộng dần vùng hoạt động để rồi sau đó, làm chủ cả vùng đất từ Thanh Hoá vào phía Nam. Được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, nghĩa quân đã tán cồng ra Bắc, chiến đấu quyết liệt với quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động. Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc ồ ạt tiến vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng – Xương Giang lừng lẫy. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thề đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
Trước những hành động tàn bạo của kẻ thù : “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn ; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ”, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào mùa xuân năm 1418. Mặc dù nhiều lần bị quân Minh tiến đánh dữ dội, nghĩa quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, mở rộng dần vùng hoạt động để rồi sau đó, làm chủ cả vùng đất từ Thanh Hoá vào phía Nam. Được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, nghĩa quân đã tán cồng ra Bắc, chiến đấu quyết liệt với quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động. Cuối năm 1427, 15 vạn quân cứu viện của giặc ồ ạt tiến vào nước ta đã bị nghĩa quân đánh tan tành ở trận Chi Lăng – Xương Giang lừng lẫy. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thề đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
Đặc điểm khởi nghĩa Lam Sơn:
– Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương (nổ ra tại Lam Sơn – Thanh Hóa) phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có căn cứ kháng chiến.
– Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao.
+ Tư tưởng của “Bình Ngô đại cáo” là tư tưởng xuyên suốt phong trào đấu tranh.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
+ Khi giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đức hiếu sinh” cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
* So sánh khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý, Trần:
– Các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
– Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là giành lại độc lập từ tay nhà Minh.