Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng

Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng

0 bình luận về “Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng”

  1. Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng bao gồm:

    -Về chính trị:

    + Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

    + Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

    – Về kinh tế, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

    + Một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.

    + Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

    + Ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).

    => Những cải cánh trên đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh.

    chúc bạn học tốt!

    Bình luận
  2. Từ năm 1945 – 1952, Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh, nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động. Đã đưa ra những cải cách dân chủ:

    1. Về chính trị:

    + Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (viết tắt theo tiếng Anh là SCAP) đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

    + Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947), quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

    2. Về kinh tế

    – SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

    + Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn mang tinh chất dòng tộc “Dai-bát-xư”.

    + Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.

    + Dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các đạo luật về lao động).

    – Từ năm 1950 – 1951: Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

    Bình luận

Viết một bình luận