Nêu nội dung, kết cục và ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Đề nghị cải cách nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? ( Giúp mìn

Nêu nội dung, kết cục và ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Đề nghị cải cách nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
( Giúp mình đi mình đang cần gấp ạ ngày kia thi rồi)

0 bình luận về “Nêu nội dung, kết cục và ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Đề nghị cải cách nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? ( Giúp mìn”

  1. – Kết cục: những đề nghị cải cách đều không được thực hiện

    -Nguyên nhân:

    + Những cải cách Duy Tân chưa xuất phát từ cơ sở trong nước

    + Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ.

    – Ý nghĩa:

    + Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.

    + Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

     > Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    – Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

    + Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

    + Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

    Được chưa ạ?

     

     

     

     

    Bình luận
  2. Kết cục của các đề nghị cải cách

    – Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

    – Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.

    – Ý nghĩa của những đề nghị cải cách: 

    + Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

    + Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.

    Nội dung :

    Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đòi đổi mới đất nước về mọi mặt như mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn vỏ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.

    – Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của ba yếu tố: yêu nước; kính chúa; kiến thức sâu rộng do đi sớm ra nước ngoài nên có cái nhìn thức thời.

    – Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo. Trong số những đề nghị đó, có đề nghị có thể thực hiện được như thay đổi chính kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục…Không đòi hỏi quá nhiều tiền của, mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy.

    Bình luận

Viết một bình luận