Neu noi dung nghe thuat cua cau tho sau: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy ph

Neu noi dung nghe thuat cua cau tho sau:
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

0 bình luận về “Neu noi dung nghe thuat cua cau tho sau: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy ph”

  1. Bài ca dao này là lời than của người nông dân thương cho những thân phận của những người khốn khổ trong cuộc sống và thương cho chính mình trong xã hội năm xưa.

    Cụm từ thương thay được lặp lại bốn lần nhằm diễn tả nỗi khốn khó của người dân. Hình ảnh ẩn dụ đi kèm với miêu tả tô đậm nỗi cảm thương của tác giả.

    Con tằm là thương cho thân phận suốt đời bị bòn rút sức lực.

    Thương cho con kiến là thương cho những thân phận nhỏ bé lao động cực nhọc nhưng vẫn nghèo túng,không đủ ăn, đủ mặc.

    Thương cho những con hạc cả đời phiêu bạt, không tương lai.

    Con cuốc tượng trưng cho những người có thân phận nhỏ bé trong xã hội, thấp cổ bè họng, không có ai thương cảm.

    =>Bài ca dao thể hiện những con người phải chịu sự bất công trong xã hội, không ai cảm thương, những người thất nghiệp, những người luôn luôn sống cho người khác bị bóc lột sức lao động thời phong kiến.

    Chúc bn học tốt^^.

    Bình luận
  2. Nội dung : Tác giả muốn làm nổi bật những cuộc đời thân phận làm ngược làm xuối vất vả nhưng không được hưởng nhiều “Con tằm, cái kiến”. Đây là những tượng trưng cho những con người nhỏ nhoi yếu đuối cuộc đời khó khăn , vất vả cực học nhưng phải chịu đụng hi sinh . Tiếp theo 4 câu sau cho thấy ” Con hạc” là biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạc , lật đật . “Con cuốc” biểu tương cho nỗi oan trái , tuyệt vọng. Tác giả đã mượn hình ảnh so sánh con cuốc, con hạc để nói lên tiếng kêu thương oan trái , không được lẽ công bằng soi tỏ. Từ đó cho thấy sự thương xót , cảm thương cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động . Phê phán cái xã hội phong kiến đầy cổ hũ, hủ tục độc ác , tàn nhẫn . 

    Bình luận

Viết một bình luận