Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng không màu riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: `CH_3CHO, HCOOH,CH_3COOH,C_2H_3COOH,C_6H_5OH,C_3H_

Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng không màu riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: `CH_3CHO, HCOOH,CH_3COOH,C_2H_3COOH,C_6H_5OH,C_3H_7OH,C_3H_5(OH)_3`

0 bình luận về “Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất lỏng không màu riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn: `CH_3CHO, HCOOH,CH_3COOH,C_2H_3COOH,C_6H_5OH,C_3H_”

  1. – Cho giấy quỳ tím vào các chất.

    + Nhóm 1: các chất làm quỳ tím hoá đỏ: $HCOOH$, $CH_3COOH$, $CH_2=CHCOOH$

    + Nhóm 2: các chất không làm quỳ đổi màu: $CH_3CHO$, $C_6H_5OH$, $C_3H_7OH$, $C_3H_5(OH)_3$

    – Nhỏ nước brom vào ba chất nhóm 1.

    + $HCOOH$ làm mất màu nước brom, có khí không màu bay ra.

    $HCOOH+Br_2\to CO_2+2HBr$

    + $CH_2=CHCOOH$ làm mất màu nước brom, không có khí.

    $CH_2=CHCOOH+Br_2\to CH_2Br-CHBr-COOH$

    + $CH_3COOH$ không hiện tượng

    – Nhỏ nước brom vào bốn chất nhóm 2.

    + $CH_3CHO$ làm mất màu nước brom, không có kết tủa.

    $CH_3CHO+Br_2+H_2O\to CH_3COOH+2HBr$

    + $C_6H_5OH$ làm mất màu nước brom, có kết tủa trắng xuất hiện.

    $C_6H_5OH+3Br_2\to C_6H_2Br_3OH+3HBr$

    + Còn lại không hiện tượng 

    – Cho $Cu(OH)_2$ vào hai chất còn lại, lắc kĩ.

    + $C_3H_5(OH)_3$ hoà tan $Cu(OH)_2$ tạo phức xanh lam.

    $2C_3H_8O_3+Cu(OH)_2\to (C_3H_7O_3)_2Cu+2H_2O$

    + Còn lại là $C_3H_7OH$

    Bình luận
  2. Trích mẫu thử và đánh số:

    Cho quỳ tím vào các mẫu thử và đánh số:

     – Quỳ tím hóa đỏ: $HCOOH,CH_3COOH,C_2H_3COOH$ ( nhóm 1)
    – Quỳ tím không đổi: các chất còn lại ( nhóm 2)

    *Nhóm 1*
    Cho nhóm 1 tác dụng dung dịch $AgNO_3/NH_3$

    – Chất tạo kết tủa bạc: $HCOOH$

    – 2 chất còn lại không hiện tượng.
    Cho 2 chất còn lại trong nhóm 1 tác dụng dung dịch $Br_2$:
    – Chất làm mất màu dung dịch Brom là: $C_2H_3COOH$
    – Chất còn lại cuối cùng là:$CH_3COOH$
    *Nhóm 2*

    Cho dung dịch $Br_2$ tác dụng với các chất trong nhóm 2:

    – Chất tạo kết tủa trắng là: $C_6H_5OH$

    – 3 chất còn lại không hiện tượng:
    Cho 3 chất còn lại tác dụng với $AgNO_3/NH_3$

    – Chất tạo kết tủa bạc: $CH_3CHO$
    – 2 chất còn lại : không phản ứng.
    Cho 2 chất còn lại trong nhóm 2 tác dụng với $Cu(OH)_2$

    – Kết tủa xanh lơ tan dần thành dung dịch xanh: $C_3H_5(OH)_3$

    – Không hiện tượng: $C_3H_7OH$

    PTHH:
    $HCOOH+4NH_3+2AgNO_3+H_2O\xrightarrow{t^o}(NH_4)_2CO_3+2Ag+2NH_4NO_3$

    $CH_2=CH-COOH+Br_2\xrightarrow{}CH_2Br-CHBr-COOH$

    $C_6H_5OH+3Br_2\xrightarrow{}C_6H_2Br_3OH+3HBr$
    $CH_3CHO+2AgNO_3+H_2O+3NH_3\xrightarrow{t^o}CH_3COONH_4+2Ag+2NH_4NO_3$
    $2C_3H_5(OH)_3+Cu(OH)_2\xrightarrow{}[C_3H_5(OH)_2O]_2Cu+2H_2O$

    Bình luận

Viết một bình luận