Nêu quá trình ra đi tìm đường cứu nc của Nguyễn Ái Quốc
0 bình luận về “Nêu quá trình ra đi tìm đường cứu nc của Nguyễn Ái Quốc”
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước gồm ba sự kiện chính:
– Ngày 5/6/1911 tại cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành rời Tổ Quốc làm phụ bếp cho một tàu buôn của pháp để có cơ hội sang các nước phương Tây
-1911-1917 người đi qua nhiều nước đế quốc tư bản thuộc địa phụ thuộc làm nhiều nghề kiếm sống người sống và làm việc gần gũi với nhiều người lao động ở nhiều nước người nhận thấy họ là người bạn của nhân dân Việt Nam
=> Đây là cơ sở đầu tiên giúp người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới
– 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và học tập rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân pháp người hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước tham gia các buổi diễn thuyết ngoài trời học tập tham gia đấu tranh đòi cho binh lính thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương sống và hoạt động trong phong trào công nhân phát tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga tư tưởng của Nguyễn Tất Thành đã có những chuyển biến
=> Những hoạt động yêu nước của người chỉ là bước đầu nhưng là một điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam bước đầu hoạt động của người mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.
Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Sau 30 năm bôn ba, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê-nin, thể hiện tính quy luật của sự phát triển lịch sử của xã hội Việt Nam, trở thành quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước gồm ba sự kiện chính:
– Ngày 5/6/1911 tại cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành rời Tổ Quốc làm phụ bếp cho một tàu buôn của pháp để có cơ hội sang các nước phương Tây
-1911-1917 người đi qua nhiều nước đế quốc tư bản thuộc địa phụ thuộc làm nhiều nghề kiếm sống người sống và làm việc gần gũi với nhiều người lao động ở nhiều nước người nhận thấy họ là người bạn của nhân dân Việt Nam
=> Đây là cơ sở đầu tiên giúp người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức bóc lột trên thế giới
– 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và học tập rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân pháp người hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước tham gia các buổi diễn thuyết ngoài trời học tập tham gia đấu tranh đòi cho binh lính thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương sống và hoạt động trong phong trào công nhân phát tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga tư tưởng của Nguyễn Tất Thành đã có những chuyển biến
=> Những hoạt động yêu nước của người chỉ là bước đầu nhưng là một điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam bước đầu hoạt động của người mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.
Ngày 5-6-1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.
Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Sau 30 năm bôn ba, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê-nin, thể hiện tính quy luật của sự phát triển lịch sử của xã hội Việt Nam, trở thành quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.