Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.

Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.

0 bình luận về “Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.”

  1. * Giống nhau:

     – Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

     – Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo

     – Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường

    * Khác nhau:

     – Truyện truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện cà nhân vật lịch sử được kể

     – Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời bất hạnh của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc:

     + Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…);

     + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;

     + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;

     + Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)

          Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

    Chúc học tốt!!!

    Bình luận
  2. Truyện truyền thuyết có liên quan đến nhân vật và sự thật lịch sử, có nhiều chi tiết hoang đường kì ảo. Ngoài ra, truyện truyền thuyết đôi khi thần thánh hóa nội dung trong truyện hay giải thích nhiều điều bằng sự sáng tạo của cha ông qua truyện(Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích cho mưa bão lũ lụt hằng năm; Sự tích hồ Gươm ghi dấu ấn chiến thắng và giải thích tên hồ,…)

    Truyện cổ tích ít liên quan đến nhân vật và sự thật lịch sử, thường dùng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo để bảo vệ cho cái thiện khỏi cái ác, cái công bằng khỏi cái bất công(Tấm Cám, Cây bút thần hay Thạch Sanh,…)

    Bình luận

Viết một bình luận