nêu sự thành lập mặt trận việt minh ? mặt trận việt minh ra đời nhằm mục đích gì ? kể tên 3 tổ chức quần chúng của mặt trận việt minh
mn ơi giúp em vs em đang cần gấp ạ
nêu sự thành lập mặt trận việt minh ? mặt trận việt minh ra đời nhằm mục đích gì ? kể tên 3 tổ chức quần chúng của mặt trận việt minh
mn ơi giúp em vs em đang cần gấp ạ
(5/1941) quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.
Có thể nói, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh là một chủ trương hết sức sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Nhận định về tình hình cách mạng nước ta lúc đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đảng ta phải tập hợp, đoàn kết được mọi lực lượng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh đã ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành lập mặt trận của mình.
Mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh làm huy hiệu, khẩu hiệu chính là: phản Pháp – kháng Nhật – liên hoa – độc lập.
Ngày 25-10-1941, Tổng bộ Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, nói rõ tôn chỉ, mục đích của mình: “Liên hiệp hết thảy tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Tôn chỉ đó đã quy định điều kiện gia nhập Việt Minh: “Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua, thời được gia nhập Việt Minh”.
Về tổ chức, Mặt trận có một cơ chế riêng, khác hẳn với cơ chế tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương. Về hệ thống tổ chức, ở các xã có Ban chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt Minh ở làng hay xã cử ra; tổng, huyện (hay phủ, châu, quận), tỉnh, kỳ có Ban chấp ủy Việt Minh cấp ấy; Việt Minh toàn quốc có Tổng bộ. Ngoài những đoàn thể cứu quốc có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt (như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc…) còn có những đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai và bán công khai như Hội cứu tế thất nghiệp, Hội tương tế, Hội hiếu hỉ, nhóm học Quốc ngữ, nhóm đọc sách, xem báo… Đó là những bậc thang đưa quần chúng từng bước lên các tổ chức cứu quốc.
Cùng với việc công bố Tuyên ngôn, Điều lệ, Mặt trận Việt Minh cũng xác định cụ thể chương trình cứu nước. Chương trình này “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong ước:
1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập
2. Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do”.
Có thể nói Mặt trận Việt Minh là một trong những điển hình thành công của Đảng ta về công tác Mặt trận. Sau cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh vẫn có vị trí rất to lớn trong công cuộc vận động kháng chiến và kiến quốc. Tháng 5-1946, để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết, Đảng ta chủ trương lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Liên Việt bao gồm Việt Minh và các tổ chức cá nhân yêu nước không phải Việt Minh.
Đánh giá vai trò của Mặt trận Việt Minh, Tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt họp tháng 3-1951 nêu rõ:
“Việt Minh có công lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chống quân cướp nước. Công đức ấy tất cả mọi người Việt Nam phải ghi nhớ. Lịch sử của Việt Minh 10 năm đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc cũng là những trang sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam ta”.
Mặt trận Việt Minh ra đời và giành được chính quyền trước hết là kết quả của sự định hình đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương về chỉ đạo chiến lược giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong; giữa dân tộc và giai cấp. Đây cũng là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với đặc điểm lịch sử cụ thể của Việt Nam.
– 19/5/1941: mặt trận Việt minh được thành lập
*Mục đích:
– Tập hợp các tầng lớp nhân dân vào mặt trận cứu quốc
– Hoạt động báo chí phát triển phong phú
– 22/2/1944: thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
1. Đội du kích Bắc Sơn
2. Cứu Quốc Quân
3. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân