Nêu suy nghĩ của em về câu nói của chị Dậu ở phần cuối truyện

Nêu suy nghĩ của em về câu nói của chị Dậu ở phần cuối truyện

0 bình luận về “Nêu suy nghĩ của em về câu nói của chị Dậu ở phần cuối truyện”

  1. @Meo_

      Ở phần cuối truyện ” TỨC NƯỚC VỠ BỜ ”, sau khi đánh nhau với hai tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu đã nói một câu rất tâm đắc đó là ” Thà ngôi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được … ”. Câu nói này thốt ra từ lời một người phụ nữ đã có chồng với ba đứa con nhỏ còn nheo nhít không đủ cái ăn, cái mặc. Nó thể hiện lên sự khẳng khái, mạnh mẽ của chị Dậu. Nói lên tính cách dũng cảm và không muốn chịu sự hành hạ của bọn cầm quyền và không muốn thấy gia đình mình bị chúng đày đọa một cách dã man. Câu nói đã bộc lộ sự tức giận tột độ của chị và không thể nào nhịn nhục được nữa. Chứng tỏ sự mạnh mẽ về thái độ và hành động của người nông dân trong xã hội phong kiến cũng như lên án và phê phán gay gắt những bọn quan tham sai, những tên cầm đầu độc ác và nhẫn tâm.

    Bình luận
  2.   Sau khi khi đứng lên đấu tranh với bọn cai lệ để dành lại sự công bằng cho chồng và gia đình mình, chị Dậu đã có một câu nói thể hiện được bản lĩnh cứng cỏi của mình:” Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..” . Câu nói này đã cho thể được sự mạnh mẽ và cứng cỏi của chị Dậu. Chị sẵn sàng đừng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho gia đình, trong chị vẫn luôn luôn tồn tại một sức sống tiềm tàng. Câu nói trên cũng đã cho thấy sự áp bức bóc lột của quan lại đói với người dân, chính bọn họ đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng của sự nghèo đói. Đã có áp bức thì sẽ có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Mặc dù hành động của chị Dậu là hành động mang tính bộc phát, cũng chưa có tính tập thể nhưng nó vẫn được xem như là nguồn mở đầu cho tất cả lòng dũng cảm, sự trỗi dậy đứng lên đấu tranh của giai cấp nông dân xưa.

    Bình luận

Viết một bình luận