Nêu Tác động của các hiệp ước mà triều đình Huế đã ký với pháp ( Giúp mik với )

By Kylie

Nêu Tác động của các hiệp ước mà triều đình Huế đã ký với pháp
( Giúp mik với )

0 bình luận về “Nêu Tác động của các hiệp ước mà triều đình Huế đã ký với pháp ( Giúp mik với )”

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862:

    – Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
    – Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
    Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

    Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874:

    – Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
    – Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

    Hiệp ước Quý Mùi 25/8/1883:

    – Thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp

    – Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

    Hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884:

    – Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
    – Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 – 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    MONG CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT Ạ!!

    Trả lời
  2. – Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp

    – Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc

    -> Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp

    – Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi
    – Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

    -> Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp

    – Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

    -> Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc

    ~~ ║Rinn║~~

    Trả lời

Viết một bình luận