Nếu tác hại của đại dịch covit_ 19 và những biện pháp phòng tránh cần thiết để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng. Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến ( từ 8_10 dòng)
Nếu tác hại của đại dịch covit_ 19 và những biện pháp phòng tránh cần thiết để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng. Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến ( từ 8_10 dòng)
dịch cô – vít 19 là là đmộ đại dịch rất khủng khiếp trên toàn thế giới mọi người ai cũng ở trong nhà cách li 14 ngày ở ngoài đường không có một bóng người mọi người điều rất sợ hãi nghưng trong đại dịch này chúng ta cần nhớ những biện pháp này để chông lại dịch cô -vít 19:đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà,rửa tay sát khuẩn,không được tụ tập nơi đông người đó là nghững biện pháp mà mọi người nên nhớ để chống lại dịch cô-vít 19
Đại dịch Covid – 19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 11-2019, sau đó đã nhanh chóng lan ra toàn cấu; cho đến nay (14-9) đã lan ra hơn 210 nước và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, với gần 30 triệu người lây nhiễm và gần một triệu người tử vong. Cho đến nay, nhân loại vẫn đang còn nhiều điều chưa hiểu hết về đại dịch này, tuy nhiên có thể khái quát một số đặc điểm của đại dịch này như sau:
– Chưa rõ nguồn gốc của virut Covid -19; xuất hiện những biến thể mới.
– Chưa xác định được đầy đủ con đường lây lan.
– Chưa xác định được đầy đủ cơ chế gây bệnh.
– Chưa có vacxin và thuốc đặc hiệu để phòng ngừa và chữa trị.
– Tốc độ lây lan rất nhanh; lây cả khi chưa phát bệnh.
– Giải pháp phòng chống cơ bản là phát hiện, khoanh vùng và cách ly; cùng với các phương pháp điều trị triệu chứng, hỗ trợ thể lực…
– Về một số phương diện, đang diễn ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu : về giải pháp ứng phó phòng chống dịch Covid – 19; về vacxin và thuốc chữa trị; về trang thiết bị phòng chống dịch như máy thở, khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn và các trang thiết bị liên quan; về hệ thống y tế dự phòng, y tế công cộng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, về hệ thống cơ sở và nguồn lực chữa trị; về năng lực dự báo và phối hợp hoạt động phòng chống dịch của hệ thống y tế thế giới, về số người bị lây nhiễm và số người tử vong cao; về lần đầu tiên trên thế giới, các bác sỹ tại nhiều nước phải thực hiện một sự lựa chọn rất khó khăn, “cay đắng”, trái với lương y và sẽ phải mang theo sự day dứt cả đời, đó là phải lựa chọn ưu tiên cứu ai trong đại dịch này…Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng “Đại dịch này là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần, những tác động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa” (31/7/2020). Trên thực tế, trên bình diện quốc tế, đại dịch chưa qua đỉnh, đang bùng phát lại ở nhiều nước và diễn biến rất phức tạp.
Biện pháp:
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.