Nêu tên những bài thơ đã học ở học kì ɪ kèm theo tên tác giả và thể thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của các bài thơ vừa nêu trên

Nêu tên những bài thơ đã học ở học kì ɪ kèm theo tên tác giả và thể thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của các bài thơ vừa nêu trên

0 bình luận về “Nêu tên những bài thơ đã học ở học kì ɪ kèm theo tên tác giả và thể thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của các bài thơ vừa nêu trên”

  1. 1/ Phò giá về kinh:

    a/ Tác giả:

    – Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

    b/ Tác phẩm:

    – Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

    – Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử

    c/ Ý nghĩa:

    – Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

    d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

    – Hình thức diễn đạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

    – Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương, Hàm Tử)

    2/ Bạn đến chơi nhà:

    a/ Tác giả:

    – Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

    b/ Tác phẩm:

    – Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê

    – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

    c/ Ý nghĩa:

    – Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

    d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

    – Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui 

    – Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

    3/ Qua Đèo Ngang:

    a/ Tác giả:

    – Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX (? – ?)

    – Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

    b/ Tác phẩm:

    – Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

    – Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh

    c/ Ý nghĩa:

    – Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

    d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

    – Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

    – Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình

    – Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm

    – Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

    4/ Bánh trôi nước:

    a/ Tác giả:

    – Hồ Xuân Hương (? – ?) à Bà Chúa Thơ Nôm

    – Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 – ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội

    b/ Tác phẩm:

    – Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm

    c/ Ý nghĩa:

    – Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến

    – Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ

    d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

    – Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật

    – Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian

    – Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

    5/ Tiếng gà trưa:

    a/ Tác giả:

    – Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

    b/ Tác phẩm:

    – Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh

    – Thuộc thể thơ 5 chữ

    c/ Ý nghĩa:

    – Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

    d/ Đặc sắc nghệ thuật:

    – Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạch cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về

    – Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

    6/ Sông núi nước nam:

    a/ Tác giả:

    – Chưa rõ tác giả bài thơ là ai

    – Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt

    b/ Tác phẩm:

    – Sáng tác theo thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    – Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

    c/ Ý nghĩa:

    – Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta

    – Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

    d/ Đặc sắc nghệ thuật:

    – Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước

    – Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến

    – Lựa chọn ngôn góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc

    – Hùng hồn, đanh thép

    7/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:

    a/ Tác giả:

    – Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

    b/ Tác phẩm:

    – Viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

    c/ Ý nghĩa:

    – Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

    – Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

    Bình luận

Viết một bình luận