Nêu tóm tắt tất cả kiến thức hình học 7 học kì 1

Nêu tóm tắt tất cả kiến thức hình học 7 học kì 1

0 bình luận về “Nêu tóm tắt tất cả kiến thức hình học 7 học kì 1”

  1. Đường thẳng vuông góc – đường thẳng song song.

    .1 Định nghĩa hai góc đối đỉnh:

    Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

    .2 Định lí về hai góc đối đỉnh:

    Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

    .3 Hai đường thẳng vuông góc:

    Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu là xx’yy’.

    4. Đường trung trực của đường thẳng:

    Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. (a // b)

    5 Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song:

    Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau. 

    .6 Tiên đề Ơ-clit:

    Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

    7 Tính chất hai đường thẳng song song:

    Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a) Hai góc so le trong bằng nhau;

    b) Hai góc đồng vị bằng nhau;

    c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.

    Tam giác

    1 Tổng ba góc của tam giác:

    Tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ.

    2 Góc ngoài:

    Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó. 

    3. Định nghĩa hai tam giác bằng nhau:

    Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

    4 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (cạnh – cạnh – cạnh).

    Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. DABC = DA’B’C’(c.c.c)

    5 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác (cạnh – góc – cạnh).

    Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. DABC = DA’B’C’(c.g.c)

    6 Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác (góc – cạnh – góc).

    Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. DABC = DA’B’C’(g.c.g)

    7 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác vuông: (hai cạnh góc vuông)

    Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

    8 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác vuông: (cạnh huyền – góc nhọn)

    Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

    9 Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác vuông: (cạnh góc vuông – góc nhọn kề)

    Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

    Mệt qúa==”

    Xin hay nhất

    @Mún

    Bình luận
  2. 2 góc đối đỉnh 

    2 đường thẳng vuông góc

    Các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng 

    2 đường thẳng song song

    Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song

    Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song 

    Định lí

    Ôn tập chương I: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song

    Trg mik z á ko bjk trg bn thế nào. Xin hay nhất ak !!!

     

    Bình luận

Viết một bình luận