nêu vài cấu tạo ở các mô và hệ thống trong cơ thể

nêu vài cấu tạo ở các mô và hệ thống trong cơ thể

0 bình luận về “nêu vài cấu tạo ở các mô và hệ thống trong cơ thể”

  1. * bn tham khảo nha *

    – Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện, đó chính là .

    – Có 4 loại mô:

    + Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải

    + Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.

    • Mô cơ trơn.
    • Mô cơ vân (cơ xương).
    • Mô cơ tim.
    • Chức năng co giãn tạo nên sự vận động

    + Mô liên kết: 

    có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:

    • Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết)
    • Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương)
    • Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.

    + Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    • Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, xen kẽ là tế bào tuyến, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái,… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
    • Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau.
      • Có hai loại mô liên kết:
        • Mô liên kết dinh dưỡng (máu và bạch huyết)
        • Mô liên kết cơ học (mô sụn và xương)
      • Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
      • Chức năng: tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
    • Mô cơ: gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
      • Có 3 loại mô cơ:
        • Mô cơ trơn: có hình thoi, nhọn, có 1 nhân, tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái,…
        • Mô cơ vân (cơ xương): tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
        • Mô cơ tim: tạo nên thành tim, tế bào cơ tim cũng có vân giống tế bào cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
      • Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động.
    • Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

    Hệ thống tuần hoàn

    Hệ tuần hoàn là một hệ thống mạng lưới bao gồm bạch huyết, máu và các mạch máu trong cơ thể. Hệ thống này có chức năng giúp vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và các hormone cần thiết đi đến khắp các tế bào để nuôi dưỡng và cải thiện hoạt động tốt hơn.

    Hệ tuần hoàn bao gồm các bộ phận như não, tim, phổi, thận với chức năng chính là vận chuyển khí và chất dinh dưỡng đến mô, tế bào trên toàn bộ cơ thể.

    Sơ đồ các bộ phận trong cơ thể người ở hệ tuần hoàn

    Để thực hiện được điều này, hệ thống tuần hoàn xây dựng dựa trên sự lưu thông và vận chuyển khí huyết của bộ phận tim mạch và bạch huyết:

    • Hệ thống tim mạch bao gồm tim, mạch máu và máu có tác dụng bơm và thúc đẩy máu đi khắp cơ thể.
    • Hệ thống bạch huyết bao gồm mạch bạch huyết, tuyến ức, amidan, hạch bạch huyết và lá lách. Chức năng chính của hệ thống này là lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu.

    Hệ hô hấp

    Để các tế bào có thể hình thành và phát triển một cách khỏe mạnh, bên cạnh nguồn cung cấp khí huyết từ hệ thống tuần hoàn, các cơ quan trong cơ thể cũng cần được bổ sung oxy một cách hợp lý. Và đó chính là chức năng quan trọng của hệ hô hấp bên trong cơ thể.

    Hệ hô hấp bao gồm mũi, phế quản, phổi và thanh quản với chức năng chính là đường dẫn khí để cung cấp đầy đủ oxy đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn giúp cơ thể đào thải các loại khí thải, khí độc ra ngoài thông qua phổi và mạch phổi.

    Hệ tiêu hóa

    Hệ tiêu hóa là hệ thống có chức năng chọn lọc, chuyển hóa và phân hủy thức ăn khi được hấp thụ vào cơ thể. Quá trình này được hoạt động thông qua các cơ quan như dạ dày, ruột, thực quản, tuyến tụy và gan.

    Bình luận

Viết một bình luận