neu vai tra cua lop luong cu, lop bo sat, lop chim, lop thu

neu vai tra cua lop luong cu, lop bo sat, lop chim, lop thu

0 bình luận về “neu vai tra cua lop luong cu, lop bo sat, lop chim, lop thu”

  1. 1.Vai trò của lớp lưỡng cư :

    Vai trò của lưỡng cư đối với con người:

       – Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

       – Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, muỗi, ruồi,…

       – Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

       – Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

       – Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

    Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

    2.Vai trò của lớp bò sát

    Trong tự nhiên bò sát là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên.

    – Đối với con người:

    + Bò sát là nguồn cung cấp thực phẩm (ba ba, trứng vích, kì đà, rắn).

    + Dược phẩm (rượu rắn chữa tê thấp và đau khớp xương, mật trăn dùng làm thuốc xoa những chỗ tụ huyết, mỡ trăn chữa bỏng, nọc rắn chế thuốc: tê thấp, viêm khớp, viêm dây thần kinh…).

    + Sản phẩm mĩ nghệ (vảy đồi mồi, da thuộc của trăn và rắn, da cá sấu…).

    + Góp phần bảo vệ mùa màng (thức ăn của thằn lằn là sâu bọ có hại, đa số rắn ăn chuột…).

    3.Vai trò của lớp chim :

    * Lợi ích của chim:

    – Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bàng, chim cắt,…

    – Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…

    – Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

    – Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).

    – Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô…).

    – Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây…).

    * Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại:

    – Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá …

    – Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.

    – Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà

    4.Vai trò của lớp thú :

    -Cung cấp nguồn dược liệu quý 

    – Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ

    -Làm vật thí nghiệm 

    -làm thực phẩm cho CN và các loài thực vật khác 

    -Tiêu diệt gặm nhấm có hại 

    Gửi bạn nha

    WELL STUDY ^_^

    Bình luận
  2. @Fear! 

    – Vai trò của lớp LƯỠNG CƯ :
       + Tiêu diệt sâu bệnh hại, động vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi. có ích cho nông nghiệp

       + Có giá trị thực phẩm: ếch

       + Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc

       + Làm vật mẫu thí nghiệm của các nhà sinh lý học: ếch

    – Vai trò lớp BÒ SÁT :

    + Mang lại giá trị thực phẩm cao: như ba ba, về dược phẩm như mật trăn, rượu rắn, yếm rùa…

    + Có ích đối với nông nghiệp: Lớp bò sát giúp tiêu diệt sâu bọ như thằn lăn, tiêu diệt chuột như rắn.

    + Làm sản phẩm mỹ nghệ: Cá sấu, vảy đồi mồi hay da rắn…

    – Vai trò của lớp CHIM :

    Mang lại giá trị thực phẩm cao: như ba ba, về dược phẩm như mật trăn, rượu rắn, yếm rùa…

    + Có ích đối với nông nghiệp: Lớp bò sát giúp tiêu diệt sâu bọ như thằn lăn, tiêu diệt chuột như rắn. + Làm sản phẩm mỹ nghệ: Cá sấu, vảy đồi mồi hay da rắn…

    – Vai trò của lớp THÚ : 

    + Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ ( da, lông của hổ, báo,…..)

    + Làm xạ hương ( cầy giông, tuyến xạ hươu xạ,…..)

    + Làm vật thí nghiệm ( chuột bạch, khỉ,….)

    + Làm thực phẩm cho con người và các loài động vật khác ( trâu, bò, lợn,….)

    + Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.

    Chúc bạn học tốt nhé ^^

    Xin hay nhất!

     

    Bình luận

Viết một bình luận