“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ…” (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1. Câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2.

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ…”
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Chép chính xác các câu thơ tiếp theo sau câu thơ đã cho để hoàn thiện khổ thơ.
Câu 3. Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối của khổ thơ em vừa chép và
cho biết tác dụng.
Câu 4. Viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh
đoàn thuyền đánh cá trở về, trong đó có 01 câu cảm thán (gạch chân, chỉ rõ).
Câu 5. Hãy kể tên một văn bản (ghi rõ tên tác giả) đã học trong chương trình Ngữ văn
lớp 8 cùng thời kì với bài thơ trên.

0 bình luận về ““Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ…” (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1. Câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2.”

  1. câu 1: câu thơ trên được trích trong văn bản “Quê hương” của tác giả “Tế Hanh”

    câu 2: Hoàn thiện khổ thơ:

              ” Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ 

                Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
                ‘ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe’,

                 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

                 Dân chài lưới làn dan ngăm rám nắng,
                 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; 

                 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
                 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” 

    câu 3: biện pháp tu từ trong 2 khổ thơ cuối là nhân hóa. Tác dụng:đã diễn tả sự mệt mỏi , say sưa của con thuyền sau bao ngày tháng lênh đênh, miệt mài trên biển

    câu 4:  Tám dòng thơ trên được trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, đoạn thơ đã khắc họa sinh động cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến với thành quả lao động tuyệt vời, với niềm vui khôn tả của làng chài. “Ồn ào” là từ gợi thanh được đảo lên trước nòng cốt câu để tái hiện không khí làng chái từ “ồn ào” “tấp nập” cùng tham gia để đưa vào thi phẩm sự náo nhiệt và tâm trạng phấn chấn, vui vẻ của người ra khơi trở về với người ở trên bờ ngóng đợi. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là lời cảm tạ của người dân làng chài với biển được đặt trong dấu ngoặc kép, được trích dẫn trực tiếp để thấy được nỗi lo lắng của người ngóng chồng, ngóng con đi biển được trút bỏ, họ thở phào nhẹ nhõm và hạnh phúc vì “biển lặng cá đầy ghe, những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Thành quả của những con người bám biển đã mang đến cho làng chài 1 nhịp sống sôi động, ấm no, điều này hoàn toanftrais ngược với nỗi buồn, nỗi cô đơn của các nhà thơ trong phong trào thơ mới. “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, cả than hình nồng thở vị xa xăm” là hình ảnh giàu chất tạo hình. Những người đàn ông đi biển”da ngăm rám nắng” gợi vẻ đẹp về hình thể săn chắc, rắn rỏi, cường tráng, họ ăn sóng nói gió, họ bám biển, yêu biển nên vẻ đẹp ấy mang nhịp thở của những gió, những nắng, của những con sóng bất tận giữa biển khơi vàn luồng cá. Con thuyền, 1 ngư cụ quen thuộc , gắn bó mật thiết với người “làng chài” đc khắc họa bởi nghệ thuật nhân cách hóa “chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác”nghe chất muối” đã diễn tả cảm nhận tinh tế, thấu đáo của thi nhân về hình ảnh của con thuyền quê hương. Ôi, cảnh đoàn thuyền trở về thật vui tươi tấp nập làm sao! Cả đoạn văn thấm đẫm tình yêu tha thiết; nồng nàn của thi nhân với quê hương

    Chú thích: Ôi, cảnh đoàn thuyền trở về thật vui tươi tấp nập làm sao!( câu cảm thán)

    câu 5 1 văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 cùng hời kì với bài thơ trên là “Khi con tu hú”

    Bình luận
  2. câu 1 : câu thơ trên đc trích trong văn bản : quê hương 

    -t/giải : tế hanh

    câu 2:

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngắm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

    câu 3: Biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”:
    + Nhân hóa: “im”, “mỏi”, “trở về nằm”.
    – Tác dụng: Biến con thuyền vô tri trở thành một sinh thể có linh hồn, đang nằm yên, nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày vật lộn với sóng gió biển khơi.

    câu 4:Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

    câu 5 : chiếu rời đô

    Bình luận

Viết một bình luận