Nghị luận đoạn thơ bài thơ nói với con của nhà thơ Y Phương
0 bình luận về “Nghị luận đoạn thơ bài thơ nói với con của nhà thơ Y Phương”
Quê hương là đề tài quen thuộc và trở thành nguồn cảm hứng bất tận để người nghệ sĩ thể hiện tình yêu sâu sắc, thấm thía. Nếu nhà thơ Đỗ Trung Quân bày tỏ tình cảm đó bằng những vần thơ tha thiết cùng giai điệu êm dịu “Quê hương là chùm khế ngọt – Cho con trèo hái mỗi ngày…” thì tác giả Y Phương lại giãi bày tình yêu thiêng liêng đó thông qua những lời tâm tình của người cha dành cho người con. Tình cảm cha con, gia đình đã được khái quát thành tình cảm quê hương hết sức tự nhiên. Điều này đã được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai của bài thơ. Tác giả đã ngợi ca sức sống, những phẩm chất cao đẹp của người miền núi cùng mong ước thế hệ sau nối tiếp, phát huy những truyền thống của dân tộc, quê hương.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Tác giả vẫn sử dụng lối nói giàu hình ảnh “người đồng mình” – cách xưng hô quen thuộc, trìu mến của người vùng cao để gợi lên sự thân thương, gần gũi nhưng cùng chung một gia đình. Hệ thống từ ngữ chọn lọc, đặc biệt là động từ “thương” kết hợp với từ chỉ mức độ “lắm” để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần đối với những những khó khăn, vất vả, sóng gió. Để vượt qua những điều đó, con người quê hương đã đo nỗi buồn bằng độ cao của bầu trời vời vợi, lấy xa của đất để làm thước đo đong đếm ý chí con người. “Cao” và “xa” trong không gian đất trời đều là những khoảng không hữu hạn không điểm dừng, gợi lên tưởng đến những dãy núi cao, trùng điệp cùng sự rộng lớn, xa xăm. Sự chọn lọc ngôn ngữ tài tình, điêu luyện của nhà thơ đã thể hiện sự tăng tiến của ý chí con người: khó khăn, thử thách càng lớn thì bản lĩnh “người đồng mình” càng trở nên mạnh mẽ hơn, vượt qua cuộc sống đói nghèo, cơ cực của “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”. Trải qua mọi thiếu thốn, họ vẫn lạc quan, mạnh mẽ “sống” với tâm hồn phóng khoáng như thiên nhiên: “Sống như sông như suối”. Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập “lên thác” – “xuống ghềnh” để thể hiện một cuộc sống lam lũ, vất vả chốn núi rừng. Từ đó, nhà thơ đã khái quát những vẻ đẹp truyền thống của người vùng cao:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Cách gọi thân thương “Người đồng mình thô sơ da thịt” ẩn chứa niềm tự hào về những con người giản dị, chất phác, thật thà, đồng thời là lời ngợi ca ý chí, cốt cách không hề “nhỏ bé” của họ. Phẩm chất tốt đẹp của người dân miền cao đã được phác họa trong một tầm vóc kì vĩ, lớn lao hoàn toàn đối lập với vẻ ngoài “thô sơ da thịt”. Đặc biệt, cách nói hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” tạo nên một lối nói độc đáo, vừa diễn tả quá trình dựng nhà, dựng cửa làm nên truyền thống của người miền núi, vừa là hình ảnh ẩn dụ diễn tả ý thức tự tôn, tinh thần đề cao, nâng tầm, làm giàu đẹp mảnh đất quê hương. Những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của quê hương chính là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người vượt qua mọi gian nan, thử thách.
Sau khi nêu bật những phẩm chất của “người đồng mình” bằng giọng điệu ngợi ca, tự hào, tác giả Y Phương đã khép lại bài thơ bằng những lời dặn dò ân cần, trìu mến:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Trong những câu thơ chan chứa tình yêu thương, chúng ta có thấy được niềm tin yêu, hi vọng mà người cha đã gửi gắm. Đó là mong ước khi khôn lớn, trưởng thành, tự tin “Lên đường” sải bước trên đường đời, người con vẫn khắc sâu những phẩm chất của “người đồng mình” và “không bao giờ được nhỏ bé” để bản lĩnh, kiên cường mạnh mẽ bước qua những gian khó, thử thách của cuộc đời. Lời dặn dò vì thế trở thành một bài học quý giá và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ trong mọi thời đại.
Như vậy, bằng tài năng trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tác giả Y Phương đã làm nổi bật những vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của “người đồng mình”. Tất cả đã được thể hiện thông qua thể thơ tự do phù hợp với lối nói, tư duy khoáng đạt của người miền núi cùng giọng điệu thơ linh hoạt cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật
Quê hương là đề tài quen thuộc và trở thành nguồn cảm hứng bất tận để người nghệ sĩ thể hiện tình yêu sâu sắc, thấm thía. Nếu nhà thơ Đỗ Trung Quân bày tỏ tình cảm đó bằng những vần thơ tha thiết cùng giai điệu êm dịu “Quê hương là chùm khế ngọt – Cho con trèo hái mỗi ngày…” thì tác giả Y Phương lại giãi bày tình yêu thiêng liêng đó thông qua những lời tâm tình của người cha dành cho người con. Tình cảm cha con, gia đình đã được khái quát thành tình cảm quê hương hết sức tự nhiên. Điều này đã được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai của bài thơ. Tác giả đã ngợi ca sức sống, những phẩm chất cao đẹp của người miền núi cùng mong ước thế hệ sau nối tiếp, phát huy những truyền thống của dân tộc, quê hương.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Tác giả vẫn sử dụng lối nói giàu hình ảnh “người đồng mình” – cách xưng hô quen thuộc, trìu mến của người vùng cao để gợi lên sự thân thương, gần gũi nhưng cùng chung một gia đình. Hệ thống từ ngữ chọn lọc, đặc biệt là động từ “thương” kết hợp với từ chỉ mức độ “lắm” để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần đối với những những khó khăn, vất vả, sóng gió. Để vượt qua những điều đó, con người quê hương đã đo nỗi buồn bằng độ cao của bầu trời vời vợi, lấy xa của đất để làm thước đo đong đếm ý chí con người. “Cao” và “xa” trong không gian đất trời đều là những khoảng không hữu hạn không điểm dừng, gợi lên tưởng đến những dãy núi cao, trùng điệp cùng sự rộng lớn, xa xăm. Sự chọn lọc ngôn ngữ tài tình, điêu luyện của nhà thơ đã thể hiện sự tăng tiến của ý chí con người: khó khăn, thử thách càng lớn thì bản lĩnh “người đồng mình” càng trở nên mạnh mẽ hơn, vượt qua cuộc sống đói nghèo, cơ cực của “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”. Trải qua mọi thiếu thốn, họ vẫn lạc quan, mạnh mẽ “sống” với tâm hồn phóng khoáng như thiên nhiên: “Sống như sông như suối”. Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập “lên thác” – “xuống ghềnh” để thể hiện một cuộc sống lam lũ, vất vả chốn núi rừng. Từ đó, nhà thơ đã khái quát những vẻ đẹp truyền thống của người vùng cao:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
Cách gọi thân thương “Người đồng mình thô sơ da thịt” ẩn chứa niềm tự hào về những con người giản dị, chất phác, thật thà, đồng thời là lời ngợi ca ý chí, cốt cách không hề “nhỏ bé” của họ. Phẩm chất tốt đẹp của người dân miền cao đã được phác họa trong một tầm vóc kì vĩ, lớn lao hoàn toàn đối lập với vẻ ngoài “thô sơ da thịt”. Đặc biệt, cách nói hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” tạo nên một lối nói độc đáo, vừa diễn tả quá trình dựng nhà, dựng cửa làm nên truyền thống của người miền núi, vừa là hình ảnh ẩn dụ diễn tả ý thức tự tôn, tinh thần đề cao, nâng tầm, làm giàu đẹp mảnh đất quê hương. Những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của quê hương chính là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người vượt qua mọi gian nan, thử thách.
Sau khi nêu bật những phẩm chất của “người đồng mình” bằng giọng điệu ngợi ca, tự hào, tác giả Y Phương đã khép lại bài thơ bằng những lời dặn dò ân cần, trìu mến:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Trong những câu thơ chan chứa tình yêu thương, chúng ta có thấy được niềm tin yêu, hi vọng mà người cha đã gửi gắm. Đó là mong ước khi khôn lớn, trưởng thành, tự tin “Lên đường” sải bước trên đường đời, người con vẫn khắc sâu những phẩm chất của “người đồng mình” và “không bao giờ được nhỏ bé” để bản lĩnh, kiên cường mạnh mẽ bước qua những gian khó, thử thách của cuộc đời. Lời dặn dò vì thế trở thành một bài học quý giá và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ trong mọi thời đại.
Như vậy, bằng tài năng trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tác giả Y Phương đã làm nổi bật những vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của “người đồng mình”. Tất cả đã được thể hiện thông qua thể thơ tự do phù hợp với lối nói, tư duy khoáng đạt của người miền núi cùng giọng điệu thơ linh hoạt cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật