Nghị luận về câu nói “Đôi khi, điểm yếu của ai đó trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ”.

Nghị luận về câu nói “Đôi khi, điểm yếu của ai đó trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ”.

0 bình luận về “Nghị luận về câu nói “Đôi khi, điểm yếu của ai đó trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ”.”

  1.   Trong cuộc sống này, không có ai là hoàn hảo. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một khuyết điểm, một thiếu sót riêng, thứ để so sánh mỗi con người ở đây chính là sự cố gắng mà ta dành ra để vươn tới thành công của mình. Mà để vươn tới thành công ấy, con người ta không chỉ dựa vào những điểm yếu của mình, mà còn phải lợi dụng những điểm yếu của bản thân để kiên trì vươn lên, đúng như câu “Đôi khi, điểm yếu của ai đó trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ”.

       Trước hết, ta phải hiểu rõ ý nghĩa câu nói đó là gì. “Điểm yếu” chính là nhược điểm, là khiếm khuyết của mỗi con người về cả hoàn cảnh, thể chất đến tinh thần. Trái với điểm yếu là “điểm mạnh”- là những ưu điểm, lợi thế. “Vững chãi” ở đây ý chỉ những điểm mạnh ấy sẽ là điểm tựa chắc chắn cho con người ta bật lên phía trước. Từ đó, câu “Đôi khi, điểm yếu của ai đó trở thành điểm mạnh vững chãi nhất của họ” ở đây muốn nói: Đôi khi những điểm yếu của mỗi người sẽ là thứ tạo cho họ nghị lực sống phi thường-là điểm mạnh giúp họ vươn lên trong cuộc sống, qua đó khuyên ta phải có nghị lực sống.

       Vậy tại sao ta phải có nghị lực sống? Nghị lực sống là niềm tin vào cuộc sống, là sự quyết tâm vượt qua thử thách dù có khó khăn, gian khổ đến đâu. Người có nghị lực sống là người kiên trì, cố gắng, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để đến được thành công. Chỉ khi có nghị lực, con người ta mới có thể đối mặt với thử thách, khó khăn, mới có thể chấp nhận những khiếm khuyến của bản thân để tự tin bước vào cuộc sống. Nếu không có nghị lực, con người ta hiển nhiên sẽ chìm trong biển sâu của tự ti, buồn thảm, không thể chấp nhận với khiếm khuyết của bản thân, dễ dàng bị đánh ngã bởi sóng gió cuộc đời. Người có nghị lực sống là người luôn biết nhìn vào những mặt tích cực trong cuộc sống, không bao giờ bị cảm thấy nhụt chí trước khó khăn mà luôn tìm cách để vượt qua khó khăn ấy, “thấy sóng cả” mà chẳng” ngã tay chèo”. Còn người không có ý chí nghị lực sẽ luôn bi quan, dễ nhụt chí trước khó khăn, “thấy sóng cả” liền “ngã tay chèo”. Bởi vậy, nghị lực rất quan trọng trong cuộc sống. Yếu tố thúc đẩy con người luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp và cố gắng phấn đấu để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, dám tự đứng lên quyết định số phận của mình.

      Thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống như vậy, con người ta càng phải cố gắng nâng cao nghị lực sống, vượt qua khiếm khuyết của bản thân. Và trong cuộc sống, chúng ta gặp không ít các tấm gương đã tự biến “khuyết điểm” của mình thành “điểm mạnh vững chắc”, điển hình như Julia Pastrana ( 1834-1860)-người phụ nữ được coi như xấu nhất lịch sử với ngoại hình dị hợm, như người vượn hay người gấu do mắc phải hội chứng người sói vô cùng hiếm trên thế giới. Nhưng chính nhờ những khuyết điểm của bản thân cùng nghị lực phi thường, Julia Pastrana đã trở thành một vũ nữ nổi danh khắp México ở tuổi 20, được hàng chục người đàn ông cầu hôn và cuối cùng, khi hấp hối, bà đã nói rằng: “Tôi chết trong hạnh phúc. Tôi biết mình được yêu thương vì tôi là chính tôi”. Hay chúng ta còn có thể kể đến hàng loạt những tấm gương khác như Nick Vuijic-diễn giả không chân không tay, Jessica Cox-nữ phi công không chân không tay, Liz Murray-diễn giả nổi tiếng lớn lên ở khu ổ chuột,… Những khó khăn, thử thách của những người nói trên còn khó khăn gắp hàng trăm, hàng vạn lần chúng ta, vậy mà nhờ nghị lực họ có thể vươn lên, cớ gì ta không thể?

       Tuy vậy, cái gì cũng có mặt trái của nó. Không chỉ có những cá nhân với nghị lực phi thường kể trên, ta gặp không ít những con người thếu nghị lực trong cuộc sống. Không nói đâu xa, ngay gần chúng ta thôi, những bạn nữ áp lực về ngoại hình, không có nghị lực cố gắng thay đổi bản thân nên tự sát. Hay như những người lớn, bị thất nghiệp, không có nghị lực cố gắng, từ đó sa đà vào rượu chè, cờ bạc, áp lực kinh tế rồi cũng tự sát. Ta có thể thấy rằng, những người thiếu nghị lực sống, không thể chấp nhận khuyết điểm về hoàn cảnh, thể chất hay tinh thần của bản thân mà từ đó đều có một cái kết thảm thương. Chính vì vậy, vừa có thể thành công mà vừa tránh được kết cục bi thảm, sao ta lại không rèn cho mình một ý chí nghị lực tốt?

       Có thể nói, nếu cuộc đời là một chặng đường dài khúc khuỷu, khó khăn, mỗi con người ta là một chiế ô tô di chuyển trên con đường ấy thì vẻ bề ngoài chính là lớp sơn, ước mơ chính là vô lăng, bốn chiếc bánh xe lần lượt là sức khỏe, tri thức, tinh thần, vật chất và cuối cùng, nghị lực chính là động cơ. Mỗi chiếc xe vẻ bề ngoài có thể không đẹp, những chiếc bánh xe có thể bị thủng, chiếc vô lăng có thể khó điều khiển nhưng riêng động cơ thì không chiếc xe nào có thể thiếu để đi đến thành công. 

       Người xưa có câu “Cọp chết để da, người chết để tiếng”. Khi cọp chết đi nó sẽ để lại lớp da của mình, còn con người sẽ để lại danh tiếng đến vài đời sau. Mỗi chúng ta đều đang chết. Chính vì vậy con người cố gắng, phải có nghị lực vào cuộc sống để để lại tiếng tốt cho đời sau. Chúng ta chắc chắn không ai muốn tiếng mình để lại đời sau là người thất bại và bị đào thải khỏi xã hội chỉ vì không có nghị lực sống, phải không?

    Bình luận

Viết một bình luận