Nghị luận về nhân vật bé thu . Vận dụng vào tài liệu ít thôi nhé!^.^????

By Delilah

Nghị luận về nhân vật bé thu .
Vận dụng vào tài liệu ít thôi nhé!^.^????

0 bình luận về “Nghị luận về nhân vật bé thu . Vận dụng vào tài liệu ít thôi nhé!^.^????”

  1.         Văn bản “Chiếc lược ngà” cho ta thấy bé Thu là một cô bé bướng bỉnh nhưng cũng không kém phần ngây thơ có tình yêu thương cha tha thiết.(1) Khi gặp ông Sáu ở bến xe xuống nghe tiếng gọi tên mình, Thu giật mình tròn mắt ngơ ngác lạ lùng mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên “má má….”.(2) Trong ba ngày ông Sáu ở nhà, Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông tìm cách vỗ về, gần gũi, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng “ba”, bị má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vào ăn cơm, gọi chắc nước cơm nhưng lại nói chổng.(3) Bác Ba nói mẫu Nhưng thu vẫn không chịu gọi, lúc nồi cơm sôi lên sùng sục, bị dồn vào thế bí, nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy và chắt nước chứ không chịu gọi “Ba”.(4) Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá “Thu đã hất tung miếng trứng cá ra ….. kêu thật to”.(5) Bé Thu thật bướng bỉnh, cứng đầu và gan lì, đến bác Ba cũng phải nghĩ “con bé đáo để thật” còn ông Sáu thì không nén được phải hét lên “sao mày cứng đầu quá vậy hả con?”.(6) Nhưng chính thái độ ương ngạnh ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con, hành động của bé Thu đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Bé Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu mọi chuyện và người lớn cũng chưa ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những tình huống bất ngờ khó xử.(7) Lý do em không nhận cha thật đơn giản, trẻ con, bất ngờ và hợp lý, trong cái cứng đầu của em còn ẩn chứa cả một niềm kiêu hãnh trẻ thơ, nó chỉ là tình cảm cho người mà em tin đó là cha mình, người trong tấm hình chụp chung với má, Em là cô bé có cá tính sâu sắc, rạch ròi.(8) Ngoài ra bé Thu còn là một cô bé yêu thương cha tha thiết, lúc ông Sáu lên lịch lên đường cũng là lúc tình cha con trở lại vào thời khắc ngắn ngủi nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động ngọt ngào nhất.(9) Trong đêm trước ngày ông Sáu phải lên đường vào chiến khu, con bé ngủ với bà ngoại và được bà ngoại giảng giải phân tích, Thu biết rằng ông Sáu chính là cha mình và viết thẹo trên mặt ông là do bom mỹ gây ra “con bé đã nằm nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”, chắc nó ân hận và thương cha nhiều lắm lúc ấy con bé thật “người lớn”.(10) Người đọc đã chứng kiến cảnh chia tay cảm động đầy nước mắt nhưng cũng hết sức cứng cỏi và sáng hôm sau của giữa hai cha con, bé Thu có mặt lúc cha lên đường nhưng “nó không bướng bỉnh hay mặt mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”, khi đối diện với ông Sáu “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” đằng sau đôi mắt ấy là biết bao nhiêu tình cảm. Thu cất tiếng gọi “ba…a” tiếng gọi nó mà nó cố đè nén suốt 8 năm nay, tiếng “Ba” vỡ òa từ trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên.(11) Thế rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới …….. dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó” nó hôn ba cùng khắp , hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó như một sự chuộc lỗi, em dùng hai tay ôm chặt lấy cổ ba, dùng cả hai chân để câu thật lấy người cha, tất cả những hành động của em đều gấp gáp, dồn dập, em khóc vì thương cha, vì ân hận, vì không biết đến lúc nào mới được gặp được ba “khôg cho ba đi”.(12) Tâm hồn con bé, tình yêu với cha đã có sự thay đổi, ngoài tình yêu còn có cả tình thương và cao hơn là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vì có một người cha anh dũng.(13) Tác giả đã rất am hiểu tâm lý trẻ em nên đã diễn tả sinh động tình cảm của bé Thu trong cuộc chia tay cha con đầy cảm động. Điều ấy còn chứng tỏ Nguyễn Quang Sáng còn rất yêu thương trẻ thơ.(14)
    chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận