Nghiên cứu thêm về các đặc điểm thích nghi khác của các nhóm sinh vật với các điều kiện nhiệt độ , độ ẩm khác nhau

By Eden

Nghiên cứu thêm về các đặc điểm thích nghi khác của các nhóm sinh vật với các điều kiện nhiệt độ , độ ẩm khác nhau

0 bình luận về “Nghiên cứu thêm về các đặc điểm thích nghi khác của các nhóm sinh vật với các điều kiện nhiệt độ , độ ẩm khác nhau”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Nhiệt độ trên bề mặt trái đất biến thiên rất lớn còn sinh vật chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độ rất hẹp (0-500C), thậm chí còn hẹp hơn. Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật. Sống ở nơi giá rét, thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm; động vật có lớp mỡ dưới da và lớp lông dày, di cư trú đông và ngủ đông.

    – Với thân nhiệt, sinh vật được chia thành 2 nhóm: nhóm biến nhiệt và nhóm đồng nhiệt (hằng nhiệt).

    + Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường (các loài vi sinh vật, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát). Sinh vật biến nhiệt điều chỉnh thân nhiệt thông qua sự trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường. Ngược lại, những loài đồng nhiệt có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường (chim, thú). Do vậy, nhóm này có khả năng phân bố rộng.

    + Ở động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía Bắc, các phần cơ thể nhô ra thường nhỏ hơn (tai, đuôi…), còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với loài tương tự sống ở phía Nam thuộc Bắc Bán Cầu. Ngược lại, động vật biến nhiệt ở vĩ độ thấp có kích thước cơ thể tăng lên (trăn, đồi mồi, cá sấu, kì đà…)

    – Ở sinh vật biến nhiệt, nhiệt được tích lũy trong 1 giai đoạn phát triển hay cả đời sống gần như là 1 hằng số và tuân theo công thức:

    T = (x – k).n

    Trong đó, T là tổng nhiệt hữu hiệu ngày; x là nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển; n là số ngày cần để hoàn thành 1 giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật.

    C. Ảnh hưởng của độ ẩm.

    – Cơ thể sinh vật chứa tới 50-70% là nước, thậm chí 99%. Do đó, cơ thể thường xuyên trao đổi nước với môi trường. Nước là môi trường sống của thủy sinh vật. Trên cạn, lượng mưa và độ ẩm quyết định đến sự phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật, nhất là thảm thực vật.

    – Liên quan tới độ ẩm và nhu cầu nước đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn và nhóm trung gian là thực vật ưa ẩm vừa (trung sinh). Thực vật ưa ẩm sống ở nơi có độ ẩm cao, gần mức bão hòa. Thực vật chịu hạn tồn tại ở những nơi độ ẩm rất thấp (trên các cồn cát hay hoang mạc).

    – Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá), giảm sự thoát hơi nước (khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…), tăng khả năng tìm nước (rễ rất phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”, tức là cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất. Vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết trái. Ví dụ, các loài thực vật ở hoang mạc.

    – Động vật có những loài ưa ẩm (ếch, nhái), ưa ẩm vừa và những loài chịu được khô hạn (lạc đà, đà điểu, thằn lằn…). Ở động vật biến nhiệt, khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao. Ở điều kiện khô nóng, động vật đồng nhiệt giảm tiết mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc. Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (con trùng, thằn lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc cực).

    Trả lời

Viết một bình luận