Ngô quyền đã làm gì để củng cố xây dựng đất nước Nền kinh tế của thời Ngô đinh tiền Lê phát triển như thế nào Giải hộ thanks

Ngô quyền đã làm gì để củng cố xây dựng đất nước
Nền kinh tế của thời Ngô đinh tiền Lê phát triển như thế nào
Giải hộ thanks

0 bình luận về “Ngô quyền đã làm gì để củng cố xây dựng đất nước Nền kinh tế của thời Ngô đinh tiền Lê phát triển như thế nào Giải hộ thanks”

  1. 1. Những việc làm của Ngô Quyền để củng cố xây dựng đất nước:

    – Năm 939, Ngô Quyền xưng vương. Đóng đô ở Cổ Loa.

    – Bỏ chức Tiết độ sứ, xưng vương

    – Xây dựng bộ máy nhà nước:

    + Vua đứng đầu nhà nước, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự. Giúp việc cho vua là các quan văn – võ.

    + Cử tướng trấn giữ các châu quan trọng.

    – Quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại cao cấp.

    => Những việc làm của Ngô Quyền tuy còn mang tính sơ khai, nhưng đã đặt nền móng cho một quốc gia thống nhất.

    2. Nền kinh tế thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:

    * Nông nghiệp: được nhà nước quan tâm xây dựng.

    – Nông nghiệp càng ngày càng phát triển.

    – Diện tích đất ngày càng mở rộng.

    – Các nhà nước Lý – Trần – Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.

    – Nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác như sắn, khoai, đậu, kê và các loại cây ăn quả (cam, quýt, chuối, nhãn, vải,…) cùng một số cây công nghiệp (bông, dâu,…)

    * Thủ công nghiệp:

    – Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

    – Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên).

    – Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiế hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

    * Thương nghiệp:

    – Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.

    – Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường), trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.

    – Ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.

    Bình luận

Viết một bình luận