Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/C

Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Toán?

0 bình luận về “Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/C”

  1. Đáp án:1. Nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chính là việc thực hiện các bước để chuyển chương trình học từ việc tiếp cận nội dung thành tiếp cận năng lực của học sinh. Điều này có nghĩa là, thay vì quan tâm đến việc học sinh học được gì, thì sẽ quan tâm đến việc học sinh sẽ vận dụng được những gì thông qua quá trình học tập.

    Muốn thực hiện được điều này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học từ thụ động thành chủ động. Các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức được học, hình thành năng lực và hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất. Ngoài ra, cần tăng cường thảo luận nhóm, tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh để thúc đẩy sự phát triển năng lực xã hội của học sinh.

    Ngoài việc cho cung cấp kiến thức, kỹ năng riêng lẻ trong từng môn học thì giáo viên cần bổ sung thêm các chủ đề học tập tích hợp liên môn, để giúp các em phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp.

    Bổ sung thêm chủ đề học tập tích hợp để giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề

    Trong quá trình dạy học, cần phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu quả các thiết bị hỗ trợ dạy học theo quy định ở mức tối thiểu. Ngoài ra, có thể dùng thêm dụng cụ, đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy thực sự cần thiết cho quá trình dạy học nhưng phải đảm bảo an toàn và phù hợp với học sinh. Đặc biệt, nên ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

    2. 4 đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học, định hướng phát triển năng lực

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực được thể hiện rõ ở 4 đặc trưng cơ bản sau:

    • Quá trình dạy học được thực hiện bằng cách tổ chức nhiều hoạt động học tập, giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức chưa biết, thay vì thụ động tiếp nạp những kiến thức có sẵn. Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động học tập và hướng dẫn, chỉ đạo học sinh tìm tòi kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã biết một cách sáng tạo để giải quyết tình huống trong học tập và thực tiễn,…

    Giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập

    • Rèn luyện cho học sinh cách khai thác kiến thức có ở sách giáo khoa và tài liệu học tập khác, rèn luyện cách tìm kiếm thông tin và suy luận để tìm ra kiến thức mới,… Đồng thời định hướng cho các em cách tư duy để từng bước hình thành và phát triển khả năng sáng tạo.
    • Chú trọng việc kết hợp giữa học tập cá thể và học tập hợp tác, tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh. Từng học sinh có cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình, ghi nhận đóng góp của cá nhân khi cùng giải quyết nhiệm vụ học tập chung.
    • Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa theo mục tiêu của bài học trong suốt quá trình học tập bằng các câu hỏi và bài tập. Đặc biệt, cần hình thành và phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa học sinh.

    3. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học3.1 Cải tiến phương pháp dạy truyền thống

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không đồng nghĩa với việc phải loại bỏ đi phương pháp dạy truyền thống như đàm thoại, dạy học thuyết trình hay luyện tập, mà điều cần làm chính là cải tiến chúng, để hạn chế các nhược điểm và nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy.

    Cải tiến phương pháp truyền thống để hạn chế nhược điểm và giúp việc giảng dạy trở nên hiệu quả hơn

    Muốn phương pháp dạy học này mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải nắm rõ yêu cầu và sử dụng thành thạo kỹ thuật ở khâu chuẩn bị cho đến việc giảng dạy trên lớp. Ngoài ra, cần nâng cao kỹ thuật đặt câu hỏi, cách xử lý các câu trả lời ở trong đàm thoại và kỹ thuật làm mẫu ở trong luyện tập.

    Bên cạnh việc cải tiến cũng nên kết hợp giữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của các em học sinh.

    3.2 Kết hợp nhiều phương pháp

    Để nâng cao hiệu quả học tập và tăng tính tích cực của học sinh, việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học là biện pháp vô cùng cần thiết. Bên cạnh dạy học toàn lớp, giáo viên có thể kết hợp, sử dụng phương pháp dạy học cá nhân, dạy học nhóm.

    3.3 Dạy học giải quyết vấn đề

    Đây là cách dạy học có tác dụng phát huy khả năng tư duy, nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Ngoài các tình huống liên quan đến môn học thì giáo viên có thể lựa chọn tình huống có liên quan tới thực tiễn cuộc sống, để giúp các em hình thành tư duy, lý luận khi đối mặt với các vấn đề cần giải quyết.

    Dạy học giải quyết vấn đề giúp hình thành tư duy và lý luận cho học sinh

    3.4 Dạy học theo tình huống

    Dạy học theo tình huống được thực hiện dựa trên một chủ đề phức hợp gắn liền với những tình huống diễn ra cuộc sống và nghề nghiệp. Học sinh được tạo mọi điều kiện để kiến tạo tri thức cá nhân trong lúc tương tác với xã hội.

    Chủ đề dạy học bao gồm nội dung liên quan đến các môn học hay đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có nguồn gốc từ thực tiễn.

    3.5 Dạy học định hướng hành động

    Là cách dạy học có sự kết hợp giữa hoạt động trí não và tay chân. Trong suốt thời gian học tập, học sinh sẽ tiến hành các nhiệm vụ học tập, hoàn thành sản phẩm dưới sự hỗ trợ của hoạt động tư duy và tay chân.

    3.6 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Dưới sự hỗ trợ của màn hình trình chiếu, phần mềm dạy học sẽ làm cho bài giảng trở nên thu hút, sinh động, tăng được sự hứng thú của học sinh.

    Sử dụng công nghệ thông tin giúp bài giảng trở nên sinh động và thu hút học sinh hơn

    3.7 Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực

    Kỹ thuật dạy học chính là cách thức hành động của người trực tiếp giảng dạy và người học trong các tình huống thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học giúp phát huy tính tích cực của người học như “kỹ năng động não, tia chớp, bản đồ tư duy,…”

    3.8 Phát triển phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn

    Phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ, nếu là bộ môn khoa học tự nhiên, giáo viên có thể cho học sinh quan sát vật phẩm kỹ thuật, tiến hành làm mẫu các thao tác, phân tích sản phẩm, lắp ráp mô hình sản phẩm,…

    3.9 Hình thành thói quen học tích cực cho học sinh

    Hình thành thói quen học tích cực có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Với sự đa dạng về các phương pháp nhận thức như thu thập, xử lý, phân tích thông tin, phương pháp làm việc nhóm,…

    Hình thành cho học sinh thói quen học tích cực

    4. Đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá

    • Chỉ đạo, tổ chức nghiêm túc, theo đúng quy chế ở khâu ra đề, khâu coi thi, chấm thi. Đồng thời đảm bảo công bằng, trung thực và khách quan trong việc đánh giá năng lực của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực cũng cần phải chú trọng tới phẩm chất và năng lực của học sinh.
    • Việc đánh giá học sinh phải theo sát toàn bộ quá trình học tập. Thực hiện đánh giá ngay trên lớp, đánh giá thông qua nhận xét hay hồ sơ. Đặc biệt nên tăng cường đánh giá học sinh thông qua sản phẩm thực hiện dự án, các bài thuyết trình. Cần kết hợp kết quả đánh giá học sinh trong quá trình học tập và tổng kết cuối kỳ, cuối năm.
    • Các hình thức sử dụng để kiểm tra và đánh giá cần phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Quá trình đánh giá là cách để nắm được học sinh đã học được cái gì, học như thế nào và vận dụng ra sao. Kết quả của việc đánh giá nên được sử dụng để giúp đỡ học sinh cải thiện về phương pháp học tập, động viên học sinh cố gắng.

    Hình thức kiểm tra đánh giá phải hướng đến mục tiêu phát triển năng lực của học sinh

    • Cần phải kết hợp hợp lý hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc trong việc ra đề thi, câu hỏi trắc nghiệm một cách khách quan, đưa các câu hỏi kiểm tra tự luận ở trong các bài kiểm tra và các câu hỏi, bài tập nhằm phát huy năng lực của học sinh cho thư viện trường. Tạo thêm nguồn tài liệu học mở ở trên website chính thức của bộ GD, sở GD, phòng GD-ĐT và các trường học.

    5. Khó khăn, thách thức trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay là việc làm vô cùng cần thiết, tuy nhiên vẫn gặp phải một số khó khăn và thách thức:

    • Nhận thức của một số ít giáo viên và cán bộ quản lý về sự cần thiết của việc phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá không cao.
    • Nghiên cứu và vận dụng các lý luận của phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa có sự đồng bộ và hiệu quả.
    • Nguồn lực bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin, truyền thông cho việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn thiếu.

    6. Thầy cô, nhà trường cần làm gì để thay đổi phương pháp dạy học6.1 Về phía thầy cô

    • Giáo viên phải có kiến thức đa dạng: Giáo viên cần có kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm về các đề tài thực hiện giảng dạy.

    Giáo viên phải có kiến thức đa dạng

    • Giáo viên phải xác định được những vấn đề cần đổi mới: Phải xác định mục tiêu, nội dung, phương tiện và hình thức tổ chức, đánh giá.
    •  Giáo viên cần lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học: Lập kế hoạch về thời gian và đảm bảo sự tham gia của cả lớp. Cung cấp các đầu vào hoặc mô hình để phổ biến kiến thức mới.
    • Giáo viên phải giỏi kỹ năng truyền đạt kiến thức: Nắm rõ yêu cầu của giáo dục, nắm rõ kiến thức và kỹ năng để truyền đạt nội dung cho học sinh.
    • Giáo viên phải chủ động và có sáng kiến, giúp học sinh tự học, tự vận dụng, hợp tác chia sẻ, giúp việc học tập hiệu quả hơn.

    6.2 Về phía nhà trường

    • Việc làm cụ thể của Ban giám hiệu và cán bộ quản lý:
      • Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới.
      • Hướng dẫn giáo viên trong việc đổi mới giáo dục.
      • Lấy ý kiến về chất lượng giảng dạy từ giáo viên và học sinh.
      • Khen thưởng giáo viên có thành tích tốt trong thực hiện phương pháp dạy học đổi mới.
      • Khai thác và sử dụng CNTT vào hoạt động dạy học.
      • Đảm bảo cung cấp thiết bị dạy học cho giáo viên đầy đủ khi cần.

    Hỗ trợ phương tiện và hướng dẫn giáo viên tiếp cận với việc thay đổi phương pháp giáo dục tích cực

    • Tổ chức các chuyên đề chuyên môn:
      • Đảm bảo các bộ môn đều tổ chức theo chuyên đề.
      • Chuyên đề được xây dựng chu đáo, hiệu quả bởi giáo viên đảm nhiệm công tác giảng dạy.
    • Tổ chức tốt giờ thao giảng, dự giờ:
      • Tổ chức giờ thao giảng theo định kỳ.
      • Tổ chức dự giờ thăm lớp một cách thường xuyên.
    • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: Được thực hiện bởi tổ chuyên môn và chú trọng vào việc lập kế hoạch, nghiên cứu, tập trung… để mang lại hiệu quả.
    • Đổi mới đánh giá: Đổi mới đánh giá giúp phát triển năng lực học tập, khuyến khích tư duy sáng tạo và giảm áp lực về thành tích cho học sinh.
    • Sơ kết tổng kết đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực:
      • Thực hiện sơ kết, tổng kết đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực vào cuối kỳ cuối năm
      • Đánh giá kết quả của việc đổi mới, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

    Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là việc làm cần thiết trong nền giáo dục hiện nay. Và nó không phải là việc làm của một cá nhân mà của cả một tập thể. Hy vọng qua bài viết này, quý thầy cô đã hình dung được về nội dung, hình thức của đổi mới phương pháp giáo dục tích cực, từ đó làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình để quá trình đổi mới đạt được hiệu quả cao.

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận