“Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa:“Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.”
(Theo Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng, kiểu liệt kê (xét ề mặc cấu tạo) có trong đoạn trích
Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng dấu chấm lửng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?
Câu 5: Chỉ ra câu có sử dụng dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?
Câu 6: nếu là quan phụ mẫu, em sẽ hành động như thế nào trước tình cảnh ấy của nhân dân?
Câu 7: Em có đồng tình với hành động của tên quan phụ mẫu trong đoạn văn trên ko? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Câu 1:
– Trích trong văn bản “Sống chết mặc bay”
– Tác giả là: Phạm Duy Tốn
Câu 2:
– Phương thức biểu đạt là: Tự sự
Câu 3:
– Các câu liệt kê có trong đoạn văn là:
+ Nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh.
=> Liệt kê không theo cặp ( không tăng tiến )___Tác dụng: Sắp xếp các ý trong câu văn.
+ Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.
=> Liệt kê không theo cặp ( không tăng tiến )___Tác dụng: Sắp xếp các ý, liệt kê lần lượt theo thứ tự diễn đạt sâu sắc về những góc khác nhau của thực tế hay là bộc lộ những tình cảm, tương tư trong câu, đoạn văn.
Câu 4:
– Câu có sử dụng dấu chấm lửng là:
Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.”
___Tác dụng: Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng___
Câu 5:
– Câu có sử dụng dấu chấm phẩy là:
“Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa:“Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”.
___Tác dụng: Ngắt quãng lời nói của nhân vật này chuyển sang nhân vật kia___
Câu 6:
Nếu là quan phụ mẫu: e sẽ sắp xếp binh lính, cứu trợ cho dân, làm đủ thứ cách để khiến đê không bị vỡ.
Câu 7:
Chắc chắn là em sẽ không đồng tình với hành động của tên quan phụ mẫu trong đoạn văn vì tên quan phụ mẫu là một tên lòng lang dạ thú, xấu xa, trễm trệ, không biết lo cho nhân dân đang khổ cực lấy sức người đấu với sức mặc dù biết thế nào cũng không thể địch nổi.
@Su2k8hihi