Ngữ liệu 1: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang (Dẫn theo Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006,tr.16) Ngữ liệu 2: Về Tam Giang giữa một ngày tháng 6, trước mắt tôi Tam Giang phô bày vẻ bình yên cổ tích toát lên từ xóm chài lúp xúp đầy tiếng cười con trẻ, từ những cụm đò nằm im trong dáng cổ xưa, lặng lẽ và an nhiên như thuở mới khai sinh hình hài (…) Bên chợ Đầm xưa cũ, tôi mãi miên man về hình ảnh trong đôi mắt tuổi thơ tôi một thời – hình ảnh những mớ cá tôm còn lách tách trên treẹc theo vai những o bán cá chân đất chạy bộ qua quãng đồng dài để đến chợ làng trong những buổi sớm mai. (Nguyễn Đăng Hưu, Quăng chài trên Tam Giang, Tạp chí Sông Hương số đặc biệt T.12-13) Câu 1: (0,5 điểm) Ngữ liệu 1 được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. Câu 2: (0,5 điểm) Về mặt nội dung, hai ngữ liệu trên có điểm chung gì? Câu 3: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ cuối trong ngữ liệu 1. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó. Read more: https://dethivaolop10.com/de-thi-vao-lop-10-mon-van-nam-2015-thua-thien-hue-a1768.html#ixzz6vYCl4uZA
1, Ngữ liệu 1 được trích từ bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.
2. Điểm chung của nội dung của hai ngữ liệu đó là đều là diễn tả vẻ đẹp của quê hương, người dân của quê hương và thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương của mình
3,
Biện pháp tu từ so sánh “nhẹ hăng như con tuấn mã”. Tác dụng: diễn tả vẻ đẹp hăng hái, phăng phăng về phía trước của con thuyền đánh cá. Từ đó,tác giả diễn tả vẻ đẹp hăng say và hăng hái lao động của những người dân chài đang đi trên con thuyền đó.