NGỮ VĂN 6
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP– CUỐI HỌC KÌ II
( Năm học : 2020 – 2021)
ĐỀ I:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Trích Ngữ văn , tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? Kể tên một bài thơ được ra đời trong giai đoạn lịch sử này mà em đã được học trong Chương trình Ngữ văn 6.
Câu 2:Hai khổ thơ cuối của bài thơ được lặp lại hai khổ thơ trên nhằm mục đích gì?
Câu 3: Lượm hi sinh trong hoàn cảnh nào? Trong bài thơ, câu thơ nào không theo khuân mẫu bình thường ? Em hãy chép lại và cho biết dụng ý của tác giả?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ? Hình ảnh “ đường vàng” trong câu thơ cuối đoạn được hiểu theo những nghĩa nào ?
Câu 5: Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng với những tấm gương thiếu nhi anh dũng như Vừ A Dính, Lê Văn Tám,Lưu Quý An, Kim Đồng… gợi cho em suy nghĩ gì về thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh? Từ đó em muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn nhỏ của đất nước Việt Nam hiện nay đang sống trong hòa bình và phát triển?
Câu 6: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về chú bè Lượm ?
ĐỀ II :
Trong văn bản “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân có đoạn:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển đông”.
Câu 1: Chỉ ra 1 câu trần thuật đơn có trong đoạn trích trên ?
Câu 2: Câu văn : “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” vắng thành phần chính nào ? Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả ?
Câu 3: Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì ? Ở đâu ? Tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát ? Cách chọn vị trí quan sát đó có tác dụng gì ?
Câu 4: Đoạn văn chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào ? Hãy viết 1 câu văn có sử dụng biện pháp tu từ ấy ?
Câu 5:Dựa vào nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em.Trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ nhân hóa ? ( Gạch chân câu văn só sử dụng phép nhân hoá )
Câu 1.Đoạn thơ trên trích trong bài thơ :lượm
Tác giả :Tố Hữu
hoàn cảnh sáng tác:trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
tên một bài thơ được ra đời trong giai đoạn lịch sử này:Màu tím hoa sim
Câu 2:Hai khổ thơ cuối của bài thơ được lặp lại hai khổ thơ trên nhằm mục đích :
khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả.
Câu 3:Trong một trận tấn công vào đồn giặc
Trong bài thơ , câu thơ không theo khuân mẫu bình thường:
Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:
Ra thế
Lượm ơi!
dụng ý của tác giả:Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ.