Người Ăn Xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ống đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ôn

Người Ăn Xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ống đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết, Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-thép)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3 (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5 (1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?

0 bình luận về “Người Ăn Xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ống đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ôn”

  1. Câu 1:

    – Tự sự

    Câu 2:

    – Lịch sự

    – Vì  cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người kia.

    Câu 3:

    – Cách trự tiếp

    – Dấu hiệu: lời nói được đặt sau dấu “:” và giữ nguyên văn lời nói, vai vế.

    Câu 4:

    – “Tôi” đượ lời cảm ơn từ ông lão ăn xin

    – Còn ông lão ăn xin cảm nhận được lòng yêu thương, sự đồng cảm của nhân vật “tôi”

    Câu 5:

    – Sự đồng cảm, lòng chân thành là món quà quý giá mà người thương tật, khổ sở luôn mong muốn nhận được từ con người.

    – Phải biết yêu thương, đồng cảm với những mảnh đời éo le.

    – Cho đi chính là nhận lại.

    Bình luận
  2. @Meo_

    Câu 1:

    – PTBĐ chính: tự sự

    Câu 2:

    – Phương châm hội thoại: Lịch sự

    – Vì trong giao tiếp ở cuộc đối thoại đoạn văn trên, có thể hiện phép lịch sự, tôn trọng với người đối diện.

    Câu 3:

    – Trích dẫn theo cách trực tiếp

    – Dấu hiệu nhận biết: Nhắc lại nguyên văn lời nói của nhân vật và câu được nối ngay sau dấu hai chấm.

    Câu 4:

    – Vì người ăn xin đã nhận từ cậu bé một sự quan tâm và một tấm lòng cao thượng về lòng thương người.

    – Còn cậu bé nhận được lão ăn xin một sự cảm thông với hoàn cảnh của cậu bé và đã cho cậu một lời cảm ơn sâu sắc.

    Câu 5:

    * Bài học rút ra:

    – Hãy sẵn sàng cho đi những gì mình có thì bạn sẽ nhận lại còn nhiều hơn thế bởi đó là một quy luật.

    Bình luận

Viết một bình luận