nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa: ba đình, bãi sậy, hương khê

nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa: ba đình, bãi sậy, hương khê

0 bình luận về “nguyên nhân, diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa: ba đình, bãi sậy, hương khê”

  1. Diễn biến khởi nghĩa Hương Khê

    + Giai đoạn 1 ( từ năm 1885 đến năm 1888 ) : Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng Đầu năm 1887,  Phan Đình Phùng ra Bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu . Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp

    + Giai đoạn 2 ( từ năm 1889 đến năm 1896 ) : Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889 .  Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh . Những thủ lĩnh cuối cùng bị tử trận , phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Nên khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

    Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là :

    + Cuộc khởi nghĩa Hương Khê chưa liên kết và tập hợp được lực lượng với quy mô lớn trên toàn quốc .

    + Sự hạn chế vì khẩu hiệu chiến đâu .

    + Sự chênh lệch về vũ khí, đạn .

    + Tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch ,…….

    Ý nghĩa của cuộc khỡi nghĩa Hương Khê là  : Khởi nghĩa Hương Khê đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc và có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc .

    Cuộc khởi nghĩa Ba Đình :

    – Căn cứ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa . 

    – Người lãnh đạo là : Phạm Bành, Đinh Công Trán ,…

    Diễn biến của cuộc khỡi nghĩa Ba Đình là :

    – Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887 .

    – Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt nhiều ngày đêm để đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc .

    – Cuối cùng để kết thúc cuộc vây hãm quân giặc nên quân ta liều chết xông vào chúng phun dầu, thiêu trụi các lũy tre , triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính .

    Kết quả của cuộc khởi nghĩa Ba Đình : Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao thuộc Miền Tây Thanh Hóa, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

    Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy :

    – Người lãnh đạo :  Nguyễn Thiện Thuật .

    – Căn cứ của Bãi Sậy ở Hưng Yên .

    – Địa bàn : Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy thuộc các huyện Van Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch.

    – Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy  :

    – Trong những năm 1885-1889 , thực dân pháp đã phối hợp với lực lượng tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ nhằm tiêu diệt nghĩa quân.

    – Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào tình thế bị bao vây và cô lập .

    – Cuối năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào tiếp tục được một thời gian rồi tan rã .

     Kết quả của cuộc khỡi nghĩa Bãi Sậy : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại

    Bình luận
  2. Hương Khê

    a) Nguyên nhân
    Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo…

    b) Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:
    – Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh. Thái Bình, Nam Định… Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.
    – Trong những năm 1885 – 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.
    – Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã

    ba đình

    Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

    Từ 18 tháng 12 năm 1886 đến 20 tháng 1 năm 1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình[1]. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại đối phương đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã tỏ ra mưu trí dũng cảm, nhưng vì hỏa lực mạnh của đối phương nên nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều.

    Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở một con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao.

    Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi triệt hạ luôn đồn này vào 2 tháng 2 năm 1887.

    Sau đó, một số đông nghĩa rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

    Kết cục, thủ lĩnh Nguyễn Khế tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát… Hoàng Bật Đạt sau bị bắt và bị Pháp chém đầu vì tinh thần bất khuất, không hàng giặc. Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Tháng 10 năm 1887, vì tham tiền thưởng, viên lý trưởng làng Chính An [1] đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.

    Bình luận

Viết một bình luận