0 bình luận về “nguyen nhan he thong xa hoi chu nghia sup do”
Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
– Một là, đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
– Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
– Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
– Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 và lớp 12 tại Việt Nam, nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước này cũng như tác động từ bên ngoài:
Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ…) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã có những cải cách nhất định: hình thành các hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại bám vào một đường lối, tư tưởng đã vạch trước trong suốt một thời gian dài nên trở nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.
Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng về sau đã không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp “bao cấp” trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở…) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới áp lực chi tiêu ngân sách rất lớn, từ đó dẫn tới trì trệ về kinh tế.
Ở tất cả các nước XHCN Đông Âu, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo từ trung ương, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng chi tiêu ngân sách vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, viện trợ cho các nước nghèo ở châu Á – châu Phi, ganh đua với Tây Âu.
Những lực lượng thù địch với các nước XHCN đã tiến hành những hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm phá vỡ niềm tin vào hệ thống chính trị, gây mâu thuẫn trong nội bộ các quốc gia XHCN[20] Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.[21]
Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì lãnh đạo của nó đã xa rời quần chúng.[22] Sau thời Brezhnev, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Sách báo các nước Phương Tây và ngay cả trong bản thân các nước trước là XHCN có thêm một số lý giải thích khác so với cách giải thích tại Việt Nam. Có cả một hệ thống nghiên cứu về nguyên nhân của sự sụp đổ Chế độ XHCN tại Liên Xô và các nước Đông Âu, với nhiều nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau. [cần dẫn nguồn]
Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
– Một là, đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
– Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
– Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
– Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 và lớp 12 tại Việt Nam, nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước này cũng như tác động từ bên ngoài:
Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ…) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã có những cải cách nhất định: hình thành các hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại bám vào một đường lối, tư tưởng đã vạch trước trong suốt một thời gian dài nên trở nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.
Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng về sau đã không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp “bao cấp” trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở…) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới áp lực chi tiêu ngân sách rất lớn, từ đó dẫn tới trì trệ về kinh tế.
Ở tất cả các nước XHCN Đông Âu, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo từ trung ương, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng chi tiêu ngân sách vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, viện trợ cho các nước nghèo ở châu Á – châu Phi, ganh đua với Tây Âu.
Những lực lượng thù địch với các nước XHCN đã tiến hành những hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm phá vỡ niềm tin vào hệ thống chính trị, gây mâu thuẫn trong nội bộ các quốc gia XHCN[20] Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.[21]
Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì lãnh đạo của nó đã xa rời quần chúng.[22] Sau thời Brezhnev, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Sách báo các nước Phương Tây và ngay cả trong bản thân các nước trước là XHCN có thêm một số lý giải thích khác so với cách giải thích tại Việt Nam. Có cả một hệ thống nghiên cứu về nguyên nhân của sự sụp đổ Chế độ XHCN tại Liên Xô và các nước Đông Âu, với nhiều nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau. [cần dẫn nguồn]