Nguyên nhân nào là nguyên nhân quyết định cho sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
Nguyên nhân nào là nguyên nhân quyết định cho sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân và mặt trận thống nhất được củng cố, mở rộng; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng đánh Pháp.
+ Có sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới.
____________________
– Nguyên nhân quan trọng nhất: Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Vì nếu không có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thì đã ko có đc thành công như ngày hôm nay
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh trách nhiệm thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển thành cao trào trên cả nước bằng việc lãnh đạo cao trào cách mạng năm 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Tiếp đến, Đảng ta lãnh đạo cao trào cách mạng 1936 – 1939 với các nội dung vận động dân chủ, chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Sau đó, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cao trào cách mạng giải phóng dân tộc và tiến tới Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về đến Việt Nam sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Từ ngày 10 đến 19/5/1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám diễn ra tại Pác Pó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tại Hội nghị này, những quan điểm của Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam, chủ yếu là vấn đề về mối quan hệ dân tộc – giai cấp, đặt vấn đề giải phóng dân tộc cao hết thảy, nghị quyết nêu rõ: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Như vậy, nghị quyết của Hội nghị đã hoàn chỉnh thêm một bước sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được vạch ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu (tháng 11/1939). Sự chuyển hướng này thực chất là sự trở về với quan điểm của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc vạch ra, trên một cơ sở sâu sắc hơn. Đồng thời, Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng, nhằm làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng đi đến toàn thắng.
Hội nghị Trung ương lần thứ tám có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy.
Đầu năm 1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, tháng 2/1945, Hồ Chí Minh lại lên đường đi sang Côn Minh (Trung Quốc) để tiếp xúc với các nước đồng minh, nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Trong thời gian Hồ Chí Minh đi Trung Quốc, tình hình trong nước cũng có nhiều chuyển biến quan trọng. Đêm 9/3/1945, Nhật đã làm cuộc đảo chính hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm Đông Dương. Ngay trong đêm đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh) dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trường Chinh. Hội nghị đã phân tích tình hình và ra bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị xác định kẻ thù chính, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật và đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” thay cho khẩu hiệu trước đây là “Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp”.
Sau khi về nước, Người chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh thành lập Khu giải phóng, bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên. Hồ Chí Minh đã nhận thấy thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã đến, Người làm việc cật lực và thể hiện quyết tâm “Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Từ ngày 13 – 15/8/1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã được triệu tập tại Tân Trào. Hội nghị nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. Theo quyết định của Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm 5 người, do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. 23 giờ ngày 13/8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Ngày 16 và 17/8/1945, Hồ Chí Minh dự Đại hội quốc dân tại đình Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay sau Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào đã nhất tề vùng dậy giành chính quyền. Chỉ trong vòng nửa tháng, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên khắp cả nước. Chiều 2/9/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và khẳng định quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, xóa bỏ xiềng xích của bọn đế quốc và phong kiến tay sai. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chứng tỏ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Bài học giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc: Con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cương lĩnh của Đảng xác định cách mạng của Đảng ta trải qua hai giai đoạn, trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ, sau đó chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng ta và Nguyễn Ái Quốc xác định nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến không thể tách rời nhau, nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, còn nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước. Đây là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn, sáng tạo giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là một minh chứng hùng hồn trong thực tiễn, khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng, của khối đại đoàn kết với những hình thức vận động, tập hợp và quy tụ quần chúng phù hợp, hoạt động hiệu quả.
Bài học về phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Trong mọi hoàn cảnh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nắm vững thời và thế, phát huy sức mạnh tổng lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng linh hoạt để đưa đất nước đi đến thắng lợi.
Bài học về sự vận động sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã xác định đúng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng, không ngừng bổ sung và phát triển đường lối chiến lược và sách lược đó. Điều đó đòi hỏi Đảng ta trong giai đoạn hiện nay cần phải tiếp tục vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng.
Bài học về nắm bắt thời cơ: Cách mạng tháng Tám thắng lợi chứng tỏ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đông Dương hoang mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hàng; tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta lên cao; công tác chuẩn bị về mặt chủ trương, lực lượng của Đảng đã sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, bài học này càng có giá trị, nhằm xây dựng nguồn nội lực vững chắc và nắm bắt thời cơ để phát triển đất nước.
Bài học về sử dụng bạo lực cách mạng một cách phù hợp: Trong Cách mạng tháng Tám, bạo lực cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang; kết hợp giữa nổi dậy của quần chúng với tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị. Đó là kết quả của tất cả các hình thức đấu tranh kinh tế và chính trị, hợp pháp và không hợp pháp của quần chúng, từ thấp đến cao, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa