Nguyên nhân, nội dung và kết quả về cuộc cải cách của Trung Quốc

Nguyên nhân, nội dung và kết quả về cuộc cải cách của Trung Quốc

0 bình luận về “Nguyên nhân, nội dung và kết quả về cuộc cải cách của Trung Quốc”

  1. Cải cách Kinh tế Trung Quốc (giản thể: 改革开放; bính âm: Găigé kāifàng) (Cải cách khai phóng) là một chương trình thực hiện các thay đổi về kinh tế gọi là “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc” ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được những người theo chủ nghĩa thực dụng bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo và vẫn đang tiếp diễn cho đên đầu thế kỷ 21. Mục tiêu của cải tổ kinh tế Trung Quốc là tạo ra giá trị thặng dư đủ để cung cấp tài chính cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của Trung Hoa Đại lục.

    Cả nền kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa được những người bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và nỗ lực của Chủ nghĩa Mao trong một cuộc Đại nhảy vọt từ xã hội chủ nghĩa sang cộng sản chủ nghĩa trong nông nghiệp (với chế độ công xã) đều không tạo đủ giá trị thặng dư để phục vụ cho những mục đích này. Thách thức ban đầu của cải cách kinh tế là giải quyết vấn đề thúc đẩy công nhân và nông dân sản xuất một giá trị thặng dư lớn và xóa bỏ những vấn đề thiếu cân bằng kinh tế thường có ở các nền kinh tế chỉ huy. Công cuộc cải tổ kinh tế đã bắt đầu kể từ năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.[1]

    Cải cách kinh tế Trung Quốc đã được tiến hành thông qua một loạt các cải cách theo giai đoạn. Nói chung, các cuộc cải cách không phải là hệ quả của một chiến lược lớn mà là các phản ứng tức thì đối với các vấn đề cấp bách. Trong một số trường hợp, như đóng cửa các doanh nghiệp quốc doanh, chính phủ đã bị miễn cưỡng bởi những sự kiện và hoàn cảnh kinh tế để thực hiện những hành động mà mình không mong muốn. Đến năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc thuộc lĩnh vực tư nhân. Lĩnh vực quốc doanh khá nhỏ do khoảng 200 doanh nghiệp nhà nước lớn chi phối tập trung chủ yếu vào dịch vụ tiện ích, công nghiệp nặng và các nguồn năng lượng.[2]

    Mặc dù cải cách kinh tế Trung Quốc đã được nhiều người phương Tây mô tả là sự quay trở lại tư bản chủ nghĩa, các quan chức Trung Quốc đã khẳng định rằng cuộc cải cách này là một dạng của chủ nghĩa xã hội, tương tự như Lenin đã từng thực hiện Chính sách kinh tế mới tại Liên Xô thập niên 1920. Tuy nhiên, họ đã không lập luận tiền đề mà nhiều cuộc cải tổ liên quan đến việc áp dụng các chính sách kinh tế đang được áp dụng ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa, và một trong những tiền đề của công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc là Trung Quốc không nên né tránh áp dụng “bất kể tác phẩm nào” vì lý do hệ tư tưởng.

    Ngoài ra, nhiều cơ cấu kinh tế được tạo ra trong quá trình cải tổ kinh tế Trung Quốc có vẻ bên ngoài giống với các cải cách ở các quốc gia khác nhưng trên thực tế là hoàn toàn duy nhất

    Bình luận
  2. – Năm 1973, cuộc khủng hOảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số…

    – Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hóa.

    – Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị – xã hội để thích ứng.

    * Chủ quan

    – Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976)…

    – Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô…Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mỹ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hòa dịu giữa hai nước.

    -> Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định…

    2) Đường lối đổi mới.

    – Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.

    – Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.

    – Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.

    Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:

     Con đường xã hội chủ nghĩa.

     Chuyên chính dân chủ nhân dân.

     Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông.

    – Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

    3) Thành tựu.

    * Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

    * Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999)

    * Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian)

    * Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

    * Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.

    Bình luận

Viết một bình luận