Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam , các hiệp ước Việt Nam đã ký với Pháp ( nội dung)

By Adeline

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam , các hiệp ước Việt Nam đã ký với Pháp ( nội dung)

0 bình luận về “Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam , các hiệp ước Việt Nam đã ký với Pháp ( nội dung)”

  1. 1, Nguyên nhân

    – Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, vốn, thị trường, nhân công ngày càng gay gắt.

    ⇒ Pháp tăng cường chính sách xâm lược thuộc địa.

    – Việt Nam:

       + giàu tài nguyên

       + dân số đông

       +có vị trí chiến lược quan trọng.

       +chế đọ phong kiến nhà Nguyễn bị suy yếu.

    ⇒ Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô để đem quân sang xâm lược Việt Nam.

    2, Các hiệp ước đã kí:

    -Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862)

     + Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

     + mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

     + Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

     + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

     + Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

    -Hiệp ước Giáp Tuất(15/3/1874)

     +Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì.

     +triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

    Mk ms hok đến bài này thôi bn còn các hiệp ước khác thì mk chx hok nha.

     

    Trả lời
  2. – Nguyên nhân sâu xa:

    + Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản  phương Tây phát đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông.

    + Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nên là mục tiêu xâm lược của thực dân pháp.

    – Nguyên nhân trực tiếp:

    + Chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã suy yếu.

    + Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô đem quân xâm lược nước ta.

    – Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

    + Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

    + Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

    + Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

    + Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

    – Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

    + Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

    – Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

    + Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

    + Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

    + Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

    + Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

    + Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

    – Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

    Trả lời

Viết một bình luận