Nguyễn Quỳnh thì cho rằng : ” Sống là không chờ đợi!”. Còn Phạm Lữ Ân lại khẳng định :” Chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa”. Từ 2 quan điểm trên. Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của em ( Viết bài văn hoàn chỉnh)
Nguyễn Quỳnh thì cho rằng : ” Sống là không chờ đợi!”. Còn Phạm Lữ Ân lại khẳng định :” Chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa”. Từ 2 quan điểm trên. Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của em ( Viết bài văn hoàn chỉnh)
1. MB:
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. TB:
Giải thích, rút ra ý nghĩa của 2 quan niệm sống.
-Chờ đợi:Mong ngóng ai hoặc cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó.
-Quan niệm của tác giả Phạm Lữ Ân: trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhằm khẳng định có nhiều lúc, sự chờ đợi, kiên trì để đạt được điều mình mong muốn cũng vô cùng có giá trị khi con người sống chậm rãi, thư thả, sâu sắc, không chụp giựt, bon chen; dành hết tâm trí vào công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống; lắng nghe những cảm xúc trong tâm hồn.
-Quan niệm khác: Sống là không chờ đợi khuyên con người biết chạy đua với thời gian, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không chờ đợi, dựa dẫm vào người khác mà tự mình nắm bắt các cơ hội.
Thực chất hai ý kiến đề cập đến hai quan niệm, hai phương thức sống của con người trong xã hội hiện nay: Ý kiến thứ nhất hướng đến lối sống bình thản, tuân theo quy luật cuộc sống, có chiều sâu tâm hồn; ý kiến thứ hai đề cao lối sống năng động, tích cực, nhanh nhạy.
Bàn luận
a. Sống biết chờ đợi (sống chậm)
Vì sao phải biết chờ đợi những điều sẽ đến:
– Để không đưa ra một quyết định vội vã, thiếu suy nghĩ, để chờ mọi việc diễn ra theo đúng quy luật của nó.
– Để chọn được thời điểm tốt nhất cho những hành động đúng đắn đã nung nấu trong trái tim.
– Để chuẩn bị kĩ càng cho một sự khởi đầu mới trong tương lai.
– Để giảm bớt áp lực nặng nề của cuộc sống, bình thản đối diện với cuộc sống, xây dựng, vun đắp những tình cảm đẹp đẽ, bền chặt với mọi người xung quanh, để có những phút giây tĩnh tại, thấu hiểu những cảm xúc của chính mình,…
-> Sống biết chờ đợi, sống chậm không phải là sống ít mà thực ra là sống được rất nhiều, sống sâu sắc, chất lượng -> lối sống có ý nghĩa nhân văn
* Mặt trái của vấn đề:
– Sống chậm không có nghĩa là phủ nhận cuộc sống văn minh hiện đại.
– Sống chậm không có nghĩa là sống không mục đích, không lí tưởng, mơ ước.
– Sống quá chậm sẽ thành ra trì trệ, lạc hậu với xã hội
b. Sống là không chờ đợi:
Vì sao sống là không chờ đợi:
– Để bắt kịp sự phát triển của xã hội:
+ Thời gian luôn chảy trôi không ngừng, không chờ đợi bất cứ ai.
+ Trong bối cảnh xã hội hiện đại: khoa học công nghệ có sự phát triển vượt bậc, con người di chuyển với tốc độ của máy bay, tên lửa, liên tục có những phát minh mới, mọi công việc đều được rút ngắn thời gian, mọi thông tin đều có thể xử lí, truyền đi bằng máy tính trong thời gian tính bằng giây-> chần chừ, thiếu nhanh nhạy sẽ không thể theo kịp sự phát triển của xã hội.
– Để tích cực, chủ động, tự tìm kiếm và nắm bắt cơ hội: nếu sống thụ động, được đến đâu hay đến đấy, dựa dẫm vào người khác con người sẽ bị tụt hậu.
Mặt trái của vấn đề:
– Sống chạy đua cùng thời gian sẽ có lúc khiến con người mỏi mệt.
– Sống là không chờ đợi nhưng không có nghĩa là để bản thân bị cuốn vào vòng quay bận rộn của công việc mà lãng quên nhiều giá trị khác của cuộc sống, không còn thời gian dành cho cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, không có lấy một phút giây thư thái cho riêng bản thân, một khoảnh khắc yên bình giữa thiên nhiên, dần bị biến thành con người hời hợt, vô cảm.
– Phê phán lối sống cẩu thả, sống gấp, tranh giành, bon chen, yêu cuồng, sống vội của một bộ phận trong xã hội.
Tổng kết hai ý kiến và rút ra bài học:
– Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, mâu thuẫn nhưng khi đặt chung trong bình diện tích cực đều đúng và là sự bổ sung cho nhau:Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất lượng sống, độ sâu trong từng khoảnh khắc sống; ý kiến thứ hai nhắc nhở con người chú ý đến tốc độ sống,
– Bài học:
+ Cần kết hợp hài hòa giữa sống tích cực, chủ động, nhanh nhạy và sống bình yên, thư thái, sâu sắc, hài hòa mọi nhu cầu, cảm xúc bản thân và hài hòa mọi mối quan hệ, nuôi dưỡng những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp trong mỗi người.
+ Sống năng động, sáng tạo, tận dụng thời gian.
+ Tự tạo cho mình những khoảng thời gian sống chậm phù hợp hoàn cảnh
3. KB:
– Khái quát lại vấn đề
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận :
*Giải thích, rút ra ý nghĩa của 2 quan niệm sống.
– Chờ đợi:Mong ngóng ai hoặc cái gì sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó.
– Quan niệm của tác giả Phạm Lữ Ân: trong cuộc sống thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa nhằm khẳng định có nhiều lúc, sự chờ đợi, kiên trì để đạt được điều mình mong muốn cũng vô cùng có giá trị khi con người sống chậm rãi, thư thả, sâu sắc, không chụp giựt, bon chen; dành hết tâm trí vào công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống; lắng nghe những cảm xúc trong tâm hồn.
– Quan niệm khác: Sống là không chờ đợi khuyên con người biết chạy đua với thời gian, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không chờ đợi, dựa dẫm vào người khác mà tự mình nắm bắt các cơ hội.
-> Thực chất hai ý kiến đề cập đến hai quan niệm, hai phương thức sống của con người trong xã hội hiện nay: Ý kiến thứ nhất hướng đến lối sống bình thản, tuân theo quy luật cuộc sống, có chiều sâu tâm hồn; ý kiến thứ hai đề cao lối sống năng động, tích cực, nhanh nhạy. Bàn luận
a. Sống biết chờ đợi (sống chậm)
* Vì sao phải biết chờ đợi những điều sẽ đến:
– Để không đưa ra một quyết định vội vã, thiếu suy nghĩ, để chờ mọi việc diễn ra theo đúng quy luật của nó.
– Để chọn được thời điểm tốt nhất cho những hành động đúng đắn đã nung nấu trong trái tim.
– Để chuẩn bị kĩ càng cho một sự khởi đầu mới trong tương lai.
– Để giảm bớt áp lực nặng nề của cuộc sống, bình thản đối diện với cuộc sống, xây dựng, vun đắp những tình cảm đẹp đẽ, bền chặt với mọi người xung quanh, để có những phút giây tĩnh tại, thấu hiểu những cảm xúc của chính mình,…
-> Sống biết chờ đợi, sống chậm không phải là sống ít mà thực ra là sống được rất nhiều, sống sâu sắc, chất lượng -> lối sống có ý nghĩa nhân văn
* Mặt trái của vấn đề:
– Sống chậm không có nghĩa là phủ nhận cuộc sống văn minh hiện đại.
– Sống chậm không có nghĩa là sống không mục đích, không lí tưởng, mơ ước.
– Sống quá chậm sẽ thành ra trì trệ, lạc hậu với xã hội
b. Sống là không chờ đợi:
* Vì sao sống là không chờ đợi:
– Để bắt kịp sự phát triển của xã hội:
+ Thời gian luôn chảy trôi không ngừng, không chờ đợi bất cứ ai.
+ Trong bối cảnh xã hội hiện đại: khoa học công nghệ có sự phát triển vượt bậc, con người di chuyển với tốc độ của máy bay, tên lửa, liên tục có những phát minh mới, mọi công việc đều được rút ngắn thời gian, mọi thông tin đều có thể xử lí, truyền đi bằng máy tính trong thời gian tính bằng giây-> chần chừ, thiếu nhanh nhạy sẽ không thể theo kịp sự phát triển của xã hội.
– Để tích cực, chủ động, tự tìm kiếm và nắm bắt cơ hội: nếu sống thụ động, được đến đâu hay đến đấy, dựa dẫm vào người khác con người sẽ bị tụt hậu.
* Mặt trái của vấn đề:
– Sống chạy đua cùng thời gian sẽ có lúc khiến con người mỏi mệt.
– Sống là không chờ đợi nhưng không có nghĩa là để bản thân bị cuốn vào vòng quay bận rộn của công việc mà lãng quên nhiều giá trị khác của cuộc sống, không còn thời gian dành cho cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, không có lấy một phút giây thư thái cho riêng bản thân, một khoảnh khắc yên bình giữa thiên nhiên, dần bị biến thành con người hời hợt, vô cảm.
– Phê phán lối sống cẩu thả, sống gấp, tranh giành, bon chen, yêu cuồng, sống vội của một bộ phận trong xã hội.
*Tổng kết hai ý kiến và rút ra bài học:
– Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, mâu thuẫn nhưng khi đặt chung trong bình diện tích cực đều đúng và là sự bổ sung cho nhau:Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất lượng sống, độ sâu trong từng khoảnh khắc sống; ý kiến thứ hai nhắc nhở con người chú ý đến tốc độ sống,
– Bài học:
+ Cần kết hợp hài hòa giữa sống tích cực, chủ động, nhanh nhạy và sống bình yên, thư thái, sâu sắc, hài hòa mọi nhu cầu, cảm xúc bản thân và hài hòa mọi mối quan hệ, nuôi dưỡng những tình cảm tự nhiên, tốt đẹp trong mỗi người.
+ Sống năng động, sáng tạo, tận dụng thời gian.
+ Tự tạo cho mình những khoảng thời gian sống chậm phù hợp hoàn cảnh.