. Nhà bác Hoa và cô Lan cùng chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại. Nhưng đàn lợn nhà cô Lan thì mạnh khỏe, lớn nhanh, còn đàn lợn nhà bác Hoa thì hay bị nhiễm bệnh vì thế mà còi cọc, chậm lớn. Có được kết quả như vậy vì cô Lan đã áp dụng tốt một phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi. Theo em, đó là phương châm gì? Em hãy giải thích ý nghĩa của phương châm đó.
theo mình đó là phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Vì nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến con người. Vậy nên, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Úm kỹ: Để heo con khỏi bị cảm lạnh khi chúng chưa quen với nhiệt độ của chuồng trại ta phải nuôi chúng trong lồng úm. Lồng úm có thể chỉ làm đơn giản bằng thùng cạc-tông, bằng thùng gỗ, miền bên trong có lót sẵn một lớp dày rơm cỏ khô, và một bóng đèn tròn sao cho có nhiệt độ du di trong khoảng 25 đến 28 độ C là vừa. Chỉ lúc tới cữ bú chúng mới được thả ra ngoài sống chung với heo mẹ, sau đó trở về lại với môi trường ấm áp.
Tập bú vú mẹ: Với những heo con dại khờ, ta phải tập cho chúng bú bằng cách banh miệng nó ra rồi ấn núm vú heo mẹ vào để nó làm quen với mùi vị của sữa mẹ, dần dà mới biết bú rành. Trong khi đàn heo đang mê vú, ta nên theo dõi mọi động tĩnh từ heo con đến heo mẹ, để hễ có con nào sắp bị heo mẹ đè thì kịp thời cứu thoát ngay.
Theo dõi sức khoẻ của heo con: Heo con thường mắc nhiều bệnh trong đó có bệnh thường gặp là tiêu chảy. Nếu phát giác chậm, chữa trị chậm heo mau kiệt sức và chết. Hàng ngày, ta cũng lo sát trùng cuống rốn cho đến khi rụng mới thôi.
Tập ăn: Khi heo con được chín mươi ngày tuổi, chúng bắt đầu tập ăn. Những con chưa biết ăn, ta nên tập ăn cho chúng bằng cách nhét chút ít thức ăn vào miệng cho chúng liếm láp, từ đó mới quen dần mùi vị của thức ăn và … chịu ăn.