Nhà hán đã làm gì để ổn định đất nước. Nêu tác dụng. Mong m.n giúp e sắp phải nộp ạ.

Nhà hán đã làm gì để ổn định đất nước. Nêu tác dụng.
Mong m.n giúp e sắp phải nộp ạ.

0 bình luận về “Nhà hán đã làm gì để ổn định đất nước. Nêu tác dụng. Mong m.n giúp e sắp phải nộp ạ.”

  1. 206 TCN – 220 SCN) của Trung Hoa cổ đại đã trải qua các thời kỳ thịnh vượng và suy thoái kinh tế. Nó thường được chia thành ba thời kỳ chính: Tây Hán (206 TCN – 9 SCN), nhà Tân (9 – 23 SCN) và Đông Hán (25 – 220 SCN). Nhà Tân, sáng lập bởi cựu quyền thần tên Vương Mãng, gây một chút gián đoạn cho giai đoạn nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của Tân, nhà Hán dời đô từ Trường An về Lạc Dương. Do đó, các nhà sử học sau này đã đặt tên cho các thời đại tiếp theo là Tây Hán và Đông Hán.[1]

    Nền kinh tế thời Hán được hình thành bởi sự tăng trưởng dân số đáng kể, đô thị hóa gia tăng, tăng trưởng chưa có tiền lệ của nền công nghiệp và thương mại, và các thử nghiệm của triều đình về quốc hữu hóa. Trong thời kỳ này, mức độ đúc và lưu thông tiền tệ tăng trưởng đáng kể, tạo thành nền tảng của một hệ thống kinh tế ổn định. Con đường tơ lụa tạo điều kiện cho việc thiết lập trao đổi thương mại và cống nạp với các nước ngoại bang trên khắp đại lục địa Á Âu. Thủ đô của cả Tây Hán (Trường An) và Đông Hán (Lạc Dương) thuộc trong số những đô thị lớn nhất trên thế giới vào thời bấy giờ, cả về dân số và diện tích. Tại đây, các xưởng thủ công của nhà nước sản xuất đồ nội thất cho cung điện của hoàng đế và cả hàng hóa cho dân thường. Nhà nước giám sát việc xây dựng đường và cầu, tạo điều kiện cho kinh doanh chính thức và khuyến khích tăng trưởng thương mại. Dưới sự cai trị của nhà Hán, các nhà thủ công, nhà bán buôn và thương nhân có thể tham gia vào một loạt các doanh nghiệp và buôn bán trong nhiều lĩnh vực, công cộng và thậm chí là quân sự.

    Vào thời kỳ đầu, nông dân phần lớn tự duy trì, nhưng họ bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào trao đổi thương mại với những địa chủ giàu có của những khu nông nghiệp lớn. Nhiều nông dân sau đó rơi vào nợ nần và bị buộc phải làm thuê hoặc làm tá điền trả thuế cho người sở hữu đất. Nhà Hán liên tục cố gắng cung cấp trợ cấp kinh tế cho nông dân nghèo, những người phải cạnh tranh với các quý tộc, địa chủ và thương nhân hùng mạnh và có ảnh hưởng. Nhà nước đã cố gắng hạn chế quyền lực của tầng lớp giàu có này thông qua việc đánh thuế nặng nề và quy định quan liêu. Thời Hán Vũ Đế (141 – 87 TCN) thậm chí quốc hữu hóa các ngành công nghiệp sắt và muối; tuy nhiên, các độc quyền này bị bãi bỏ thời Đông Hán. Sự can thiệp ngày càng tăng của chính phủ vào nền kinh tế tư nhân cuối thế kỷ 2 TCN đã làm suy yếu nghiêm trọng tầng lớp thương gia. Điều này cho phép các chủ sở hữu giàu có củng cố quyền lực và đảm bảo sự tiếp tục của một nền kinh tế thống trị nông nghiệp. Các địa chủ thống trị các hoạt động thương mại, duy trì sự kiểm soát đối với nông dân – tầng lớp mà chính phủ dựa vào bởi các khoản thuế, nhân lực quân sự và lao động công cộng. Vào những năm 180 SCN, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đã khiến nhà Hán trở nên phi tập trung hóa mạnh mẽ, trong khi các địa chủ lớn ngày càng độc lập và quyền lực trong vùng của họ.

    Bình luận
  2. xóa bỏ chế độ hà khắc của pháp luật thời tần

    giảm tô thuế, lao dịch 

    khuyến khích sản xuất phát triển kinh tế 

    tiến hành chiến trang xâm lược, xâm lấn bán đảo Triểu Tiên, thôn tính các nước Phương Tây

    Bình luận

Viết một bình luận