Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng khẳng định “Thơ hay là thơ giãn dị, xúc động” Từ việc trình bày cách hiểu của em về ý kiến trên , hãy viết về sự giản dị ,

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng khẳng định
“Thơ hay là thơ giãn dị, xúc động”
Từ việc trình bày cách hiểu của em về ý kiến trên , hãy viết về sự giản dị , xúc động của 1 bài thơ mà em cho là hay.

0 bình luận về “Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng khẳng định “Thơ hay là thơ giãn dị, xúc động” Từ việc trình bày cách hiểu của em về ý kiến trên , hãy viết về sự giản dị ,”

  1. A, MB

    – Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng khẳng định rằng “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, đặc biệt với bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. 

    – giới thiệu tác giả Viễn Phương: Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,… Ở những bài thơ của Viễn Phương, người đọc thấy được phong cách thơ giàu cảm xúc nhưng không bi lụy mà mang chút nền nã, thì thầm, bâng khuâng.

    – Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào tháng 4 năm 1976. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành. Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

    – Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện tình cảm giản dị mà xúc động cùng lòng thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác

    B, TB

    1, Khổ 1: sự xúc động trong hoàn cảnh ra thăm viếng lăng Bác.

    nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:

    “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.

    Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô “con-Bác” cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ “thăm” thay vì “viếng” như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất “Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”. Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Tóm lại, khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ.

    2, Khổ 2: sự xúc động khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác

    nhà thơ đã có những dòng thơ vô cùng xúc động về cảm xúc của mình khi hòa vào dòng người đi vào viếng Bác:

    “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

    Câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh “mặt trời” đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh “mặt trời” thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ “thương nhớ” đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ “Ngày ngày” đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh “tràng hoa” không chỉ thay thể được “vòng hoa” (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. 

    3, Khổ 3: sự xúc động, kính yêu khi ở trong lăng Bác

    nhà thơ Viễn Phương đã có những câu thơ vô cùng xúc động và đong đầy tình cảm khi vào trong lăng. Thật vậy, đó là hai khổ thơ 3 trong bài:

    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim!

    Câu thơ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” gợi ra một khung cảnh bình yên mà vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng cùng trời đất. Cách nói giảm nói tránh của tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được sự bình yên và bất tử cùng trời đất của Bác thay vì cái chết. Bác đã mãi mãi đi vào giấc ngủ bình yên, đi vào trời đất và tư tưởng của Người vẫn luôn làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho phương hướng của dân tộc VN. Hình ảnh “giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” có hai cách hiểu. Một là hình ảnh tả thực cho ánh sáng bên trong lăng, hai là tác giả muốn biểu thị sự vĩnh hằng của Bác khi Bác ra đi và vẫn luôn đồng hành cùng với trời đất, những hình tượng thiên nhiên bất diệt như “trăng”. Từ “dịu hiền” là một tính từ gợi khung cảnh bình yên trong lăng và tình cảm chân thành của nhà thơ khi chứng kiến khung cảnh trong lăng. Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi” ở câu thơ thứ 3 gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Khi miêu tả Bác, nhà thơ sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bất tử như “vầng trăng, trời xanh” để nói về Người cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. Tiếp theo, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” như một lời cảm thán tiếc nuối, đau lòng của nhà thơ đối với sự ra đi của Bác. Dù nhà thơ đã tự nhủ rằng Bác vẫn luôn tồn tại cùng trời đất, cùng dân tộc nhưng sự ra đi của Bác vẫn là sự mất mát vô cùng lớn đối với người dân, giống như sự ra đi của một người cha vĩ đại trong gia đình dân tộc VN vậy. Tóm lại, khổ thơ thứ ba đã thể hiện được những cảm xúc kính yêu của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

    4, Khổ 4: sự lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ trước khi rời lăng Bác

    Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác. Thật vậy, nếu như những dòng thơ trên là nỗi đau buồn, thương nhớ của 1 người con miền Nam đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại thì khổ thơ cuối đã thể hiện sự lưu luyến ko muốn rời xa đối với Bác:
    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
    ….
    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
    Cụm từ “thương trào nước mắt” thể hiện một nỗi buồn thương mãi mãi khôn nguôi trong lòng tác giả đối với sự ra đi của Bác và việc sắp phải xa Bác. Khi sắp phải trở về miền Nam, tâm trạng của nhà thơ như tâm trạng của 1 người con sắp phải xa cha, đau buồn vô cùng. Tiếp theo, tác giả dùng điệp ngữ “muốn làm” để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như “con chim hót, đóa hoa tỏa hương” thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác. Chao ôi, đây là một ước mơ vô cùng bình dị mà lớn lao của tác giả. Nhưng quan trọng hơn, tác giả muốn được làm “cây tre trung hiếu”. Cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu. Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc VN. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc.

    C, KB

    Tóm lại, bài thơ là tình cảm kính yêu vô bờ, cùng sự quyến luyến của nhà thơ Viễn Phương nói riêng cũng như toàn thể nhân dân miền Nam nói chung dành cho Bác. Từ đó, em cũng thấy được tình cảm giản dị, xúc động dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc của nhà thơ. 

    BÀI LÀM

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng khẳng định rằng “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, đặc biệt với bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Nhà thơ Viễn Phương có tên thật là Phan Thanh Viễn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,… Ở những bài thơ của Viễn Phương, người đọc thấy được phong cách thơ giàu cảm xúc nhưng không bi lụy mà mang chút nền nã, thì thầm, bâng khuâng. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào tháng 4 năm 1976. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành. Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện tình cảm giản dị mà xúc động cùng lòng thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác

    Đầu tiên, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:

    “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.

    Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô “con-Bác” cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ “thăm” thay vì “viếng” như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất “Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”. Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Tóm lại, khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ.

    Thứ hai, nhà thơ đã có những dòng thơ vô cùng xúc động về cảm xúc của mình khi hòa vào dòng người đi vào viếng Bác:

    “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

    Câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh “mặt trời” đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh “mặt trời” thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ “thương nhớ” đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ “Ngày ngày” đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh “tràng hoa” không chỉ thay thể được “vòng hoa” (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. 

    Thứ ba, nhà thơ Viễn Phương đã có những câu thơ vô cùng xúc động và đong đầy tình cảm khi vào trong lăng. Thật vậy, đó là hai khổ thơ 3 trong bài:

    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim!

    Câu thơ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” gợi ra một khung cảnh bình yên mà vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng cùng trời đất. Cách nói giảm nói tránh của tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được sự bình yên và bất tử cùng trời đất của Bác thay vì cái chết. Bác đã mãi mãi đi vào giấc ngủ bình yên, đi vào trời đất và tư tưởng của Người vẫn luôn làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho phương hướng của dân tộc VN. Hình ảnh “giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” có hai cách hiểu. Một là hình ảnh tả thực cho ánh sáng bên trong lăng, hai là tác giả muốn biểu thị sự vĩnh hằng của Bác khi Bác ra đi và vẫn luôn đồng hành cùng với trời đất, những hình tượng thiên nhiên bất diệt như “trăng”. Từ “dịu hiền” là một tính từ gợi khung cảnh bình yên trong lăng và tình cảm chân thành của nhà thơ khi chứng kiến khung cảnh trong lăng. Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi” ở câu thơ thứ 3 gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Khi miêu tả Bác, nhà thơ sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bất tử như “vầng trăng, trời xanh” để nói về Người cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. Tiếp theo, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” như một lời cảm thán tiếc nuối, đau lòng của nhà thơ đối với sự ra đi của Bác. Dù nhà thơ đã tự nhủ rằng Bác vẫn luôn tồn tại cùng trời đất, cùng dân tộc nhưng sự ra đi của Bác vẫn là sự mất mát vô cùng lớn đối với người dân, giống như sự ra đi của một người cha vĩ đại trong gia đình dân tộc VN vậy. Tóm lại, khổ thơ thứ ba đã thể hiện được những cảm xúc kính yêu của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

    Cuối cùng, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác. Thật vậy, nếu như những dòng thơ trên là nỗi đau buồn, thương nhớ của 1 người con miền Nam đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại thì khổ thơ cuối đã thể hiện sự lưu luyến ko muốn rời xa đối với Bác:
    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
    ….
    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
    Cụm từ “thương trào nước mắt” thể hiện một nỗi buồn thương mãi mãi khôn nguôi trong lòng tác giả đối với sự ra đi của Bác và việc sắp phải xa Bác. Khi sắp phải trở về miền Nam, tâm trạng của nhà thơ như tâm trạng của 1 người con sắp phải xa cha, đau buồn vô cùng. Tiếp theo, tác giả dùng điệp ngữ “muốn làm” để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như “con chim hót, đóa hoa tỏa hương” thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác. Chao ôi, đây là một ước mơ vô cùng bình dị mà lớn lao của tác giả. Nhưng quan trọng hơn, tác giả muốn được làm “cây tre trung hiếu”. Cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu. Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc VN. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc.

    Tóm lại, bài thơ là tình cảm kính yêu vô bờ, cùng sự quyến luyến của nhà thơ Viễn Phương nói riêng cũng như toàn thể nhân dân miền Nam nói chung dành cho Bác. Từ đó, em cũng thấy được tình cảm giản dị, xúc động dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc của nhà thơ. 

    Bình luận

Viết một bình luận