(…) Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ buổi trưa nào nồm nam cơn gió
thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời.
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều Trời cao lồng lộng, đồng
ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre.
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Viết đoạn văn ngắn bộc lộ cảm xúc của em khi đọc những câu văn trên.
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Phân tích thành phần câu trong mỗi câu sau, mỗi câu đó thuộc kiểu câu nào, dùng để làm gì?
So sánh điểm giống và khác nhau giữa những câu đó.
– Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất.
– Giữa biển lúa vàng, nhấp nhô những chiếc nón trắng.
1.
a. – Đoạn văn trên trích trong văn bản: Cây Tre Việt Nam – Tác giả: Thép Mới
b. Bài làm:
Qua những ca từ, tài quan sát tinh tế của tác giả Thép Mới, những câu văn trên cho em thêm yêu quý những cây tre, cây trúc,…Tre, trúc như gắn liền với tuổi thơ của những con người thời xưa. Hay là những cây sáo với những em bé trên lưng trâu. Còn đâu đó là những cánh diều lá tre của tuổi thơ một thời. Những hình ảnh của cây tre, cây trúc cho em những cảm xúc khó tả, cho em thêm hiểu biết, thêm yêu quý và trân trọng hớn với cây tre. Tre đã gắn bó rất nhiều từ trẻ em đến người lớn, hình ảnh tre thể hiện qua những câu văn trên cho em một cảm giác lưu luyến, một trí tưởng tượng và gợi nhớ về nững hình ảnh tuổi thơ.
2.
a. Quê hương/ vẫn là nơi thân thiết nhất.
CN VN
→ Câu trần thuật đơn có từ “là” → dùng để nêu ý kiến, đánh giá về quê hương.
Giữa biển lúa vàng/, nhấp nhô/ những chiếc nón trắng.
TN VN CN
→ Câu trần thuật đơn không có từ “là” → thuộc câu tồn tại → dùng để chỉ sự tồn tại của sự vật
Điểm giống nhau:
– hai câu đều có đầy đủ bộ phận CN, VN, đều là câu trần thuật đơn.
Điểm khác nhau:
Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất. →Câu này là câu trần thuật đơn có từ “là”
Giữa biển lúa vàng, nhấp nhô những chiếc nón trắng.→Câu này là câu trần thuật đơn không có từ “là”
$#Yumz$
Gửi nek!!!
Câu 1:
a) Trích: Cây tre Việt Nam
Tác giả: Thép Mới
b) Sau khi đọc xong đoạn văn trên, tôi cảm thấy thật xúc động. Cây tre đúng là người bạn tri kỉ của mọi người. Cây tre đã giúp con người rrất nhiều từ sinh hoạt đến đấu tranh giành độc lập. Chúng ta phải biết ơn tre.
Câu 2:
a)
– Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất
CN VN
Kiểu câu: trần thuật đơn có từ là: dùng để kể, bộ lộ cảm xúc của mình
– Giữa biển lúa vàng, nhấp nhô/ những chiếc nón trắng.
TN CN VN
Kiểu câu trần thuật đơn không có từ là: dùng để tả vẻ đẹp của cảnh
Điểm giống: 2 câu đều có 1 cụm C-V
Điểm khác:
Câu 1 là câu trần thuật đơn có từ là
Câu 2 là câu trần thuật đơn ko có từ là