nhận biết CTHH và tính chất của axit, bazo,muối

nhận biết CTHH và tính chất của axit, bazo,muối

0 bình luận về “nhận biết CTHH và tính chất của axit, bazo,muối”

  1. CTHH

    – Axit: là hợp chất hóa học thường có đuôi như -CL,=SO4

    (Chú ý: – ; = ;… Là kí hiệu của hóa trị )

    tính chất vật lý 

    Mùi vị: Có vị chua khi hòa tan trong nước

    Là các chất điện li mạnh nên dẫn điện rất tốt

    tính chất hóa học

    a)Axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

    b)Axit tác dụng với kim loại

    Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro

    PTHH: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2

    Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…

    Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro mà giải phóng các khí phụ 

    c)Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

    PTHH: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

    d)Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

    PTHH: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O

    CTHH

    – Bazơ: là hợp chất hóa học có phân tử là kim loại kết hợp với 1 hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)

    tính chất vật lý

    Cảm giác nhờn và nhớt như cảm giác chạm vào xà phòng

    Có vị đắng khi hòa tan trong nước

    Có tính ăn mòn hữu cơ khi là bazo có nồng độ cao và bazo hoạt động mạnh

    tính chất hóa học

    a) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

    – Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

    – Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

    b) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

    Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

               3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

    c) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

    Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

                Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

    d) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

    Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

    e) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

    CTHH

    – Muối: là hợp chất hóa học có 1 phân tử muối hay kim loại kết hợp với gốc axit

    tính chất hóa học

    a) Tác dụng với kim loại

    Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

    Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

               Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

    b) Tác dụng với axit

    Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

    Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

               CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    c) Tác dụng với dung dịch muỗi

    Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

    Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

    d) Tác dụng với dung dịch bazơ

    Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

    Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

    e) Phản ứng phân hủy muối

    Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

    *chúc bạn học tốt*

    *xin câu trả lời hay nhất*

    #PhuongDung 

    Bình luận

Viết một bình luận