Nhân dân Hà Nội đã làm gì khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1 và lần 2

Nhân dân Hà Nội đã làm gì khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1 và lần 2

0 bình luận về “Nhân dân Hà Nội đã làm gì khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1 và lần 2”

  1. Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội đã anh dũng đứng lên kháng chiến.

    – Các toán nghĩa binh bí mật quấy rối địch, đốt cháy kho đạn.

    – Ở cửa ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của 1 viên chưởng cơ đã chặn đánh địch quyết liệt.

    – Thành lập các tổ chức nghĩa hội của những người yêu nước.

    – 21/12/1873: quân của Hoàng Tá viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích địch ở Cầu Giấy giành thắng lợi. Gác ni ê và nhiều binh lính Pháp bị giết.

    `\to` Chiến thắng Cầu Giấy khiến Pháp hoang mang lo sợ còn quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc.

    Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 2,  những hành động của nhân dân Hà Nội:

    – Nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc.

    – Hàng nghìn người tụ tập thành đội ngũ gươm giáo chỉnh tề chuẩn bị kéo và thành đánh giặc. Khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra vô cùng quả cảm.

    – Không bán lương thực cho Pháp.

    – Phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh đào hào, đắp luỹ, lập ra các đội dân dũng.

    – 19/5/1883: 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen và quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Ri-vi-e và nhiều quân lính Pháp bị giết.

    `\to` Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm quân Pháp hoang mang, dao động định bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng.

    Bình luận
  2. * Nguyên nhân:

    – Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

    * Thủ đoạn:

    – Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

    – Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

    * Hành động xâm lược

    – Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

    – Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

     

    a) Chính trị

    – Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

    – Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến => khiến lòng dân li tán.

    – Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết (ví dụ: cử người sang phương Tây học kĩ thuật, của người vào Nam học tiếng Pháp,…) => hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.

    b) Kinh tế: kiệt quệ.

    c) Xã hội

    – Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.

    – Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.

    Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

    * Thủ đoạn:

    – Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

    – Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

    – Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

    * Hành động xâm lược:

    – Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

    – Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

    – Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

    – Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

    Bình luận

Viết một bình luận